CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

30/11: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên ngày hôm qua, ngày 29/11, VN-Index tăng 26.47 điểm, chốt ở mốc 1,032.16 điểm, tương ứng với mức tăng là 2.63%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên hôm qua, ngày 29/11 mua ròng tổng lượng là 2,617.69 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên hôm qua 30/11 mua ròng với tổng giá trị là 33.05 tỷ đồng

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành như: Dịch Vụ Tài Chính, Bất động sản, Tài Nguyên,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 29/11

  •  DOANH NGHIỆP
– HBC: 1 năm sau tuyên bố kế hoạch 1 tỷ USD lợi nhuận, Xây dựng Hoà Bình lập Tổ công tác đặc biệt để “thúc” hoạt động kinh doanh
– MSN: Masan Group vay được 600 triệu USD lãi suất thấp
– MSN: WinCommerce công bố chiến lược kinh doanh năm 2023
– Phát Đạt, Novaland tăng kịch trần ngay đầu phiên , gần 100 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trong ít phút
– DCM: Đạm Cà Mau bị xử phạt và truy thu thuế hơn 6 tỷ đồng
– Cổ phiếu L14 tăng 156% sau 10 phiên trần, trở thành mã tăng mạnh nhất TTCK

– NLG: Xoay xở nguồn tiền

– Đồng Nai: CTCP Anh ngữ Apax đề xuất hoàn tiền cho phụ huynh thành 5 đợt
– IBC: Vướng loạt lùm xùm, công ty niêm yết trên sàn của Shark Thuỷ sắp phải giải trình khi cổ phiếu sàn liên tiếp 5 phiên
-DCL: Năm 2022, Dược Cửu Long tăng trưởng mạnh dù lợi nhuận giảm do trích lập dự phòng
– PPC: Dòng tiền kinh doanh liên tục âm
– MSH sẽ góp vốn vào Công ty BSS Logistics Việt Nam để thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực logistics do xét thấy đơn vị này có năng lực phù hợp và có thể bổ trợ cho hoạt động của công ty.
– KBC: MBS – Mảng cho thuê KCN của Kinh Bắc sẽ khởi sắc trong giai đoạn cuối năm nay
– BCM: Becamex IDC – Liên đoàn công nghiệp Thái Lan ký kết hợp tác thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp
– HQC: Nợ gần 15 tỷ đồng tiền BHXH của 64 lao động suốt 4 năm rưỡi
– Chứng khoán An Bình (ABS) bị xử phạt vì cho khách hàng vay tiền khi chưa được chấp thuận
– Tỷ giá USD/VND tăng cao, Hóa chất Đức Giang (DGC) hưởng lợi lớn?
  • CỔ TỨC
– GEE: Gelex Electric sắp chi 300 tỷ đồng trả cổ tức đợt 1/2022. Tỷ lệ thực hiện 10%
– ICN: Nâng mục tiêu lợi nhuận năm 2022 lên gấp 6 lần, chia cổ tức 250%, chuẩn bị chốt danh sách cổ đông nhận 6.000/cp
– NLG: Giảm tỷ lệ tạm ứng cổ tức bằng tiền xuống 3%, lùi thời gian chốt quyền và thanh toán
  •  CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh cùng thanh khoản tích cực, EIB đóng cửa tăng trần
– Hơn 1,18 tỷ cổ phiếu được trao tay trên HOSE, mức cao nhất kể từ giữa tháng 1 đầu năm nay.
– Nhờ lượng dồi dào tiền đổ vào mua cổ phiếu, khép phiên giao dịch, chỉ số VN-Index chính thức tăng 26,47 điểm (+2,63%) lên 1.032,16 điểm. Thanh khoản của sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE) cũng tăng mạnh lên mốc hơn 18.250 tỉ đồng, tương đương gần 60% so với mức bình quân của tháng trước.
– Điểm sáng trong ngày là nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tới hơn 2.600 tỉ đồng, nâng tổng số phiên mua ròng lên 17 phiên với tổng giá trị hơn 15.920 tỉ đồng.
– PDR: Khối ngoại “túc tắc” mua ròng cổ phiếu PDR trong 27 phiên liên tiếp
– Phiên 29/11, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 184 tỷ đồng. PDR và SAB là hai mã được mua ròng mạnh nhất, lần lượt đạt gần 224 tỷ đồng và gần 171 tỷ đồng. Chiều ngược lại, mã bị bán ròng mạnh nhất là PAC (gần 109 tỷ đồng), bỏ xa DGC xếp sau (gần 28 tỷ đồng).
– Tự doanh mua ròng 5 phiên liên tiếp trên HOSE, net short trên phái sinh
  • MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– VNM: Thành viên SCIC đăng ký thoái toàn bộ 1,1 triệu cổ phiếu đang nắm giữ khỏi Vinamilk, dự thu 90 tỷ đồng
– SBT: Thêm một lãnh đạo SBT đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu công ty
– CTCK Maybank và VNDirect đã bán giải chấp được 6,7 triệu cổ phiếu PDR ngay trước thềm PDR được giải cứu
– PTB: Phú Tài muốn mua 6,5 triệu cổ phiếu quỹ
– An Phát Holdings (APH) muốn mua lại 7,3 triệu cổ phiếu ưu đãi, giá mua gấp 3 – 4 lần giá hiện hành
– LPB: LienVietPostBank mua lại trước hạn 1.000 trái phiếu LPBH2123013
  •  CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Fubon FTSE Vietnam ETF được tăng quy mô thêm 4.000 tỷ đồng
– Vừa được chấp thuận tăng quy mô, Fubon ETF lập tức mua ròng 400 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam trong phiên 29/11
– Tiền vào thị trường cao nhất trong vòng 3 tháng, chứng khoán Việt Nam lấy lại 15 tỷ USD vốn hóa sau 4 phiên
– Khối ngoại mua ròng hơn 14.200 tỷ đồng từ đầu tháng 11
– Sau ART, thêm 2 cổ phiếu “lão làng” bị đình chỉ giao dịch trên sàn HNX
– Doanh nghiệp bất động sản mua cổ phiếu quỹ, ai được hưởng lợi nhất?
– Hồi phục mạnh 30-40% từ đáy, cổ phiếu ngân hàng liệu còn hấp dẫn?
– Dư nợ tín dụng tại TP. Hồ Chí Minh tăng 19,5%
– Ngân sách bội thu gần 280.000 tỷ đồng trong 11 tháng đầu năm
– Thị trường bảo hiểm, ngân hàng vừa chứng kiến cú bắt tay hợp tác giữa LienVietPostbank và Dai – ichi Life Việt Nam. Thương vụ này làm thị trường bancassurance Việt Nam càng thêm sôi động.
  •  VIỆT NAM
– CPI tháng 11/2022 tăng 0,39%
– Xuất siêu 11 tháng đạt 10,6 tỷ USD, CPI tăng 3,02% do giá lương thực, xăng dầu
– Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,6%, riêng Bắc Giang tăng 36,4%
– Bình Dương: Nghiên cứu xây dựng khu công nghiệp cơ khí hỗ trợ 1 tỉ USD
– Bạc Liêu sẽ là ‘thủ phủ’ tôm, trung tâm năng lượng sạch của vùng ĐBSCL
– 11 tháng, giải ngân vốn FDI bất ngờ cao nhất 5 năm
– Ngày 29/11, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu Tết nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn.​ Đáng chú ý, tỉnh Bình Dương bình ổn thị trường thịt heo 7.800 tấn/tháng, đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.
– Doanh nghiệp chế biến gỗ, dệt may, da giầy cắt giảm lao động nhiều nhất
– Chỉ trong 3 năm, THACO của tỷ phú Trần Bá Dương lên hàng loạt kế hoạch tỷ đô “tham chiến” từ cơ khí, bauxit, năng lượng, nông nghiệp đến bán lẻ
– Xuất khẩu thuỷ sản tiến dần đến mốc kỷ lục 10 tỷ USD
  •  THẾ GIỚI
– Sau phiên đầu tuần sóng gió, chứng khoán Hồng Kông vọt 3,87%, tăng mạnh nhất châu Á
– Với mức tăng này, Hang Seng Index tiếp tục đà tăng theo tháng tốt nhất từng được ghi nhận từ tháng 4/1999, khi chỉ số này tăng tới 21,85%. Theo dữ liệu của Refinitiv, Hang Seng Index hiện đã tăng hơn 22% trong tháng này.
– Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản trong tháng 10 được giữ ở mức 2,6%, tương đương tháng 9. Con số này cao hơn một chút so với dự báo của các chuyên gia. Trong khi đó, doanh số bán lẻ của Nhật đã tăng 4,3% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn kỳ vọng 5% được đưa ra.
– Bắc Kinh nới lỏng quy định huy động vốn, tiếp tục nỗ lực cứu bất động sản
– Chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh vào phiên đầu tuần (28/11).
– Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine chịu “cú sốc” mùa đông
– Nhật Bản và Trung Quốc vận hành đường dây nóng quốc phòng
– Hàn Quốc yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước giảm phát hành trái phiếu
– Nhật Bản: Ngân hàng số gây áp lực lên ngân hàng truyền thống
– Quan chức ECB: Mức tăng lãi suất năm tới có thể thấp hơn
– Ngành công nghiệp Nga vượt qua “cơn bão” kinh tế tốt hơn dự kiến khi sản lượng công nghiệp tính theo năm của Nga chỉ giảm 2,6% vào tháng 10, thấp hơn mức dự báo trước đó.
– Trung Quốc gia hạn miễn áp thuế bổ sung đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
– Chuyên gia y tế cộng đồng cảnh báo rằng số ca tử vong vì COVID-19 ở Trung Quốc có thể sẽ gia tăng trong những ngày tới và hệ thống y tế có nguy cơ bị quá tải nếu xảy ra thêm đợt bùng phát vào mùa đông.
– Hong Kong: Mức giảm trên cao hơn so với mức giảm 2,1% được điều chỉnh trong tháng 9/2022. Giá nhà tại trung tâm tài chính này đã giảm 10,5% trong giai đoạn từ tháng 1-10/2022, mức giảm mạnh nhất 4 năm
  •  VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Tiền của Venezuela giảm mạnh gần 40%, tiền điện tử là một phần của vấn đề
– FTX khôi phục thanh toán tiền lương cho nhân viên công ty sau nhiều tuần “lấp lửng”
– Chủ tịch ECB kêu gọi mở rộng quy định trong dự luật crypto của EU sau sự sụp đổ FTX
– Đến lượt công ty cho vay tiền ảo BlockFi phá sản, chung số phận với FTX
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về gần 16.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp tăng khá mạnh và lên gần 16.500 USD/BTC vào cuối ngày.
– Châu Âu ngày càng phụ thuộc nguồn cung dầu châu Á và Trung Đông
– Qatar đạt thỏa thuận cung cấp 2 triệu tấn khí đốt mỗi năm cho Đức
– Châu Âu chưa đạt được đồng thuận về áp trần giá dầu thô của Nga
– Hãng tin Bloomberg ngày 28/11 dẫn số liệu của Argus Media cho biết giá dầu xuất khẩu Urals của Nga giảm xuống còn 51,96 USD/thùng, dưới mức giá trần được đề xuất tại Liên minh châu Âu (EU).Giá dầu được thúc đẩy bởi cuộc thảo luận của OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng, làm lu mờ lo ngại về các hạn chế Covid-19 nghiêm ngặt tại Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,55 USD (+2,01%), lên 78,79 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent) tăng 2,12 USD (+2,55%), lên 85,31 USD/thùng.
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 9 USD xuống 1.741 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục lên gần 1.760 USD, nhưng đã lùi về 1.755 USD/ounce vào cuối ngày.
– Giá lúa mì tại Chicago giảm xuống mức thấp nhất 3 tháng, do thị trường hàng hóa và chứng khoán giảm bởi lo ngại tác động của cuộc biểu tình phản đối chính sách Covid-19 nghiêm ngặt tại Trung Quốc.
– Giá quặng sắt tại Đại Liên và thép cây tăng
Vàng SJC 67.3 tr/lượng
USD 24,850 đồng
Bảng Anh 30,169 đồng
EUR 26,391 đồng

 

 

 

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button