PHÂN TÍCH CƠ BẢN

Cập nhật vĩ mô tháng 12 : Bức tranh gam màu sáng !

Chính sách thắt chặt tiền tệ của FED sẽ bắt đầu nới lỏng

Chính sách thắt chặt tiền tệ của FED sẽ bắt đầu nới lỏng từ đầu năm 2023

I. Vĩ mô thế giới 

Trong một bài phát biểu vào thứ tư (30/11), Chủ tịch Fed Powell cho biết nền kinh tế chưa hoàn toàn cảm nhận được hết tác động từ chính sách “thắt lưng buộc bụng” của ngân hàng trung ương này. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh việc tiết chế tốc độ tăng lãi suất là hợp lý khi Fed tiến gần tới mức đủ để giảm lạm phát.

Ông Powell báo hiệu các quan chức Fed có thể nâng chi phí đi vay thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 12 tới, sau khi đã đưa ra mức tăng tới 75 điểm cơ bản trong bốn cuộc họp vừa qua.

Tuy nhiên, người đứng đầu Fed nói rằng vẫn cần duy trì chặt chẽ chính sách lãi suất cao “trong một khoảng thời gian” để khôi phục sự ổn định về giá cả. Điều này tương tự ý kiến từ các quan chức Fed khác, những người cho rằng ngân hàng trung ương này sẽ khó đưa ra bất kỳ đợt cắt giảm lãi suất nào trước năm 2024.

1/ Tỷ lệ lạm phát của Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt

Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Mỹ đã hạ nhiệt trong tháng thứ tư liên tiếp xuống còn 7,7% trong tháng 10, mức thấp nhất kể từ tháng 1 và dưới mức dự báo là 8%. So với tháng trước, CPI tăng 0,4%, thấp hơn kỳ vọng 0,6%.

Biểu đồ : Tỷ lệ lạm phát của Mỹ từ đầu năm 2022

So với tháng trước, CPI tăng 0,4%, bằng mức tăng của tháng 9 và thấp hơn kỳ vọng tăng 0,6%. Chỉ số CPI của Mỹ ở mức 298,012 điểm trong tháng 10, so với mức 296,808 điểm của tháng trước và mức dự đoán của thị trường là 296,583 điểm

Biểu đồ : Chỉ số CPI của Mỹ từ đầu năm 2022

2/ GDP trở lại tăng trưởng dương

Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng 2,9% hàng năm trong quý 3 năm 2022, tốt hơn so với ước tính ban đầu là 2,6% và cao hơn dự báo là 2,7%

Biểu đồ : Tăng trưởng GDP của Mỹ qua các quý 

3/ Sức mạnh USD suy giảm

Chỉ số đồng Dollar Mỹ đã tạo đỉnh và giảm mạnh thời gian qua – Đây là yếu tố tích cực cho thị trường tài chính toàn cầu thời gian đến

Biểu đồ : USD tạo đỉnh xung quanh mức 114 và đã giảm mạnh về vùng 104 

4/ Giá năng lượng tiếp tục duy trì mức thấp

Dầu thô Brent kỳ hạn giảm xuống 85,4 USD/thùng vào thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp của OPEC+ vào Chủ nhật. Bất chấp một số suy đoán rằng các nhà sản xuất dầu lớn có thể cắt giảm sản lượng hơn nữa, nhóm dự kiến ​​​​sẽ bám sát mục tiêu mới nhất là giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng mỗi ngày. Trong khi đó, dữ liệu mới nhất từ ​​Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan dầu của Mỹ, một chỉ báo về sản lượng trong tương lai không thay đổi trong tuần này. Ba Lan đã đồng ý với thỏa thuận của EU về mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, cho phép khối này xúc tiến việc chính thức phê duyệt thỏa thuận vào cuối tuần qua. Trong tuần, dầu tăng khoảng 5%, mức tăng hàng tuần đầu tiên kể từ đầu tháng 11, chủ yếu được hưởng lợi từ lập trường mềm mỏng hơn của Trung Quốc đối với Covid đã làm dấy lên hy vọng về nhu cầu phục hồi từ nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.

Biểu đồ : Dầu thô Brent giảm mạnh sau khi đạt đỉnh vùng 130$/thùng

5/ Giá Đồng tương lai hồi phục mạnh 

Đồng kỳ hạn tăng trên 3,8 USD/pound, tiến gần đến mức cao nhất trong 4 tháng là 3,9 USD đạt được vào ngày 11 tháng 11, được hỗ trợ bởi hy vọng nhu cầu công nghiệp phục hồi và lo ngại về nguồn cung. Kỳ vọng về nhu cầu đầu vào công nghiệp ở Mỹ được cải thiện sau khi Chủ tịch Fed Powell báo hiệu rằng ngân hàng trung ương có thể giảm tốc độ tăng lãi suất trong tháng này, trong khi PBoC cắt giảm 25 điểm cơ bản tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kích thích nền kinh tế. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm tái cấp vốn vốn chủ sở hữu đối với các nhà phát triển bất động sản đã niêm yết, ngay sau khi các ngân hàng hàng đầu của nước này gia hạn hạn mức tín dụng mới trị giá 162 tỷ USD cho lĩnh vực này. Về phía cung, sản lượng thấp hơn ở Nam Mỹ tiếp tục làm gia tăng lo ngại về tình trạng thiếu hụt trong tương lai gần, do nhà sản xuất hàng đầu Chile đã khai thác đồng ít hơn 6% vào năm 2022 và các cuộc biểu tình khai thác mỏ ở Peru cản trở sản xuất.

Biểu đồ : Giá Đồng tương lai

5/ Chỉ số Dow Jones phục hồi ấn tượng

Chỉ số Dow Jones đã tăng điểm mạnh sau khi chạm đáy vùng 28,500 điểm đã phục hồi liên tục trong hai tháng qua để kết phiên tuần rồi ngang mức 34,429 điểm. Đây cũng là mốc điểm gần tiệm cận vùng đỉnh xác lập cuối năm 2021

Biểu đồ : Chỉ số Dow Jones của chứng khoán Mỹ

II. Vĩ mô Việt Nam

1/ GDP Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

 

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng GDP đạt 8,8% so với cùng kỳ (svck) trong 9 tháng đầu năm 2022 (cùng kỳ 2021 tăng trưởng 1,4%), đánh dấu mức tăng trưởng 9 tháng cao nhất trong vòng một thập kỷ gần đây. Sự phục hồi trong năm nay đến từ việc nới lỏng giãn cách xã hội, thực hiện các gói hỗ trợ tài khóa và tăng trưởng xuất khẩu tích cực. Chúng tôi tin rằng nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hướng tới mức tăng trưởng 7,9% svck (+/- 0,2 điểm %) trong cả năm 2022.

2/ Lợi suất trái phiếu chính phủ nhiều khả năng đạt đỉnh

Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Việt Nam đang quay về mức đỉnh 2019 sau khi sụt giảm mạnh từ vùng đỉnh lịch sử những năm 2008 (khủng hoảng kinh tế thế giới)

Để dòng tiền trở lại các kênh đầu tư mà cụ thể ở đây là chứng khoán thì lợi suất trái phiếu chính phủ phải giảm. Có thể thấy, từ đầu năm 2022 khi lợi suất này tăng liên tục từ vùng 2.1% lên đến thời điểm hiện tại là 5.1% thì đà bán tháo hàng loạt đã diễn ra ở TTCK, mất thanh khoản thị trường bất động sản,..cũng như các kênh đầu tư rủi ro khác !

Biểu đồ : Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Việt Nam 

3/ Tỷ lệ lạm phát vẫn duy trì mức ổn định so với mặt bằng chung thế giới

Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Việt Nam đã tăng lên 4,37% vào tháng 11 năm 2022 từ mức 4,30% vào tháng 10. Đây là mức lạm phát cao nhất kể từ tháng 3/2020 do giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng nhanh hơn (5,23% so với 5,13% của tháng 10); nhà ở & VLXD (5,96% so với 5,42%); và giáo dục (10,96% so với 10,64%). Giá tiếp tục tăng ở cả hai phương tiện giao thông (0,94% so với 1,81%); dệt may, giày dép và mũ nón (2,24% so với 2,27%).

Biểu đồ : Tỷ lệ lạm phát qua các tháng năm 2022 của Việt Nam

4/ VN-Index phục hồi mạnh sau khi giảm về vùng 900 điểm

Sau thời gian bán ròng kéo dài, khối ngoại tích cực mua ròng trở lại – Đây là yếu tố cấu thành đà tăng điểm ấn tượng của VN-Index tuần qua

Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên TTCK Việt Nam với ~6.614 tỷ đồng (283 triệu USD) trong Q1/22 sau khi căng thẳng chính trị Nga-Ukraine leo thang chiến tranh và Fed bắt đầu nâng lãi suất. Sau đó, khối ngoại dần quay lại tích cực hơn kể từ tháng 4 và mua ròng mạnh trong đợt giảm giá sâu của TTCK vào tháng 11.
Tính chung, khối ngoại đã mua ròng khoảng 6.821 tỷ đồng trên 3 sàn trong 11T22. Đa phần hoạt động mua vào được yểm trợ bởi 11.421 tỷ đồng dòng vốn ETF (chủ yếu từ VNDiamond ETF và Fubon ETF) đổ vào thị trường.

Giá trị giao dịch của khối ngoại đã tăng mạnh từ 6,2% đầu năm 2022 lên 14,8% trên tổng giá trị giao dịch thị trường vào cuối tháng 11/22.
Chúng tôi cho rằng tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu lẫn lãi suất của Mỹ sẽ kích thích khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm câu chuyện tăng trưởng cao từ những thị trường mới nổi. Ngoài ra, việc thất thế gần đây của các cổ phiếu công nghệ tại đã dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư sang các hoạt động kinh doanh truyền thống, đây cũng là bản chất của TTCK Việt Nam, nơi ngân hàng, bất động sản, điện lực, tiêu dùng chiếm ưu thế về vốn hóa.

Biểu đồ : Chỉ số VN-Index có tuần phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2022

Kết luận : Góc nhìn của Phân Tích Chứng Khoán

1/ Vĩ mô thế giới : Hầu hết các yếu tố đang chỉ ra rằng, lạm phát về cơ bản đã kiểm soát ngắn hạn nhờ yếu tố giá cả năng lượng hạ nhiệt. Đây là tiền đề để FED sẽ nới lỏng việc tăng lãi suất trong thời gian đến. Nhiều khả năng tháng 12 FED chỉ tăng 50 điểm phần trăm và đà tăng lãi suất sẽ dừng vào giữa năm 2023 khi mức lãi suất đạt ngưỡng 5%. Điều này chứng tỏ răng đang và sẽ có pha bơm tiền trở lại trên toàn cầu và TTCK nói riêng sẽ hưởng lợi từ yếu tố này

2/ Vĩ mô Việt Nam : Nếu bỏ qua câu chuyện VN-Index sụt giảm sốc thời gian qua, cũng như câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp thì Việt Nam đang có bức tranh vĩ mô rất tốt so với các nước trong khu vực thời điểm hiện tại.

>> Tất cả chỉ ra rằng trong Quý I năm 2023 nhiều khả năng cao TTCK Việt Nam sẽ phục hồi quanh mức 1,200 điểm – 1,300 điểm. 

 

Lưu ý : Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm những thông tin phân tích trong bài viết. Tất cả chỉ là tham khảo !!

 

Đăng ký ngay khoá học phân tích chứng khoán mới nhất tại đây :

 

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button