Đặt lệnh mua bán sao cho hiệu quả?
Đầu tiên ta cần phải hiểu cơ chế khớp lệnh. Lệnh sẽ được khớp khi giá bên mua và bên bán đặt bằng nhau.
Ví dụ như: bên bán đặt 10, 11 và 12; bên mua đặt 12, 13, 14 thì sẽ khớp ở giá 12.
Làm quen với bảng điện
Trên bảng điện, ta có thể thấy có 3 mức giá bên mua (Giá 1, 2, 3) và 3 mức giá bên bán.
Để tối ưu lệnh mua, ta cần nhìn vào khối lượng và giá mua. Mức giá có khối lượng nhiều nhất có nghĩa là người mua kì vọng mức giá đó nhất.
Ví dụ như: cổ phiếu ACB, Khối lượng của Giá 1 là nhiều nhất nghĩa là nhiều người kì vọng ACB sẽ có giá 32,25 và chúng ta sẽ dễ được khớp lệnh hơn nếu đặt mua ở giá 32,25.
Dư mua/bán
Khi mua, bán ta nên xem cung cầu của thị trường thế nào bằng cách nhìn vào dư mua/bán.
-
Dư mua: là lực mua nhiều hơn nên giá sẽ tăng. Nếu kì vọng giá tăng thì đặt ở mức giá cao hơn.
-
Dư bán: là lực bán nhiều hơn nên giá sẽ giảm. Nếu kì vọng giá giảm thì đặt ở mức giá thấp hơn.
Sổ lệnh và mức giá
Bên cạnh đó ta có thể xem sổ lệnh để xác định xu hướng giá sẽ tăng hay là giảm.
-
Nếu lệnh bán nhiều với khối lượng lớn thì giá sẽ có xu hướng giảm.
-
Nếu lệnh mua nhiều thì xu hướng giá sẽ tăng.
Ở ví dụ này, lệnh mua là chủ đạo cho nên tại thời điểm đó giá sẽ có xu hướng tăng.
Bên cạnh nhìn Sổ lệnh, chúng ta có thể nhìn Mức giá nhằm để chọn giá mua bán cho phù hợp.
Ví dụ: mức giá được giao dịch nhiều nhất đó là 93,7. Nếu mà mua được ở mức giá thấp hơn hoặc bằng 93,7 mới có lợi.
Sổ lệnh và mức giá có thể được xem bằng cách: Tìm 1 mã > Nhấn vào mã > Sổ lệnh
Chỉnh biểu đồ nến từ 1 ngày (D) về 15 phút (nút bên cạnh mã cổ phiếu)
Dựa vào biến động của nến ta có thể tìm ra mức giá hợp lí cho cổ phiếu