Fed tiếp tục tăng lãi suất không hẳn là ‘cơn ác mộng’
Paul Volcker được xem là một trong những thống đốc ngân hàng trung ương vĩ đại nhất mọi thời đại khi đã thành công “bẻ gãy” đà tăng giá cả của Mỹ vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước.
Paul Volcker được xem là một trong những thống đốc ngân hàng trung ương vĩ đại nhất mọi thời đại khi đã thành công “bẻ gãy” đà tăng giá cả của Mỹ vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên, trước khi mà đạt được thành công vang dội đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dưới thời ông Volcker đã từng mắc phải một sai lầm nghiêm trọng và hệ quả là một giai đoạn lạm phát kéo dài, bắt buộc cơ quan này phải đẩy mạnh siết chặt chính sách tiền tệ, tạo nên cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II tính đến thời điểm đó.
Có nhiều điểm tương đồng giữa Fed ở thời điểm lúc đó và Fed ở thời điểm hiện tại, và rất có thể là những gì diễn ra sau đó. Vì thế, việc mà nhìn nhận lại những sai lầm trong quá khứ chính là cách để Fed không đi vào chính vết xe đổ do chính mình đã từng tạo ra.
Trong thời điểm ông Volcker lên nắm quyền điều hành Fed vào tháng 7/1979, mức độ tín nhiệm của người dân Mỹ đối với cơ quan này giảm sút nghiêm trọng nguyên nhân do những sai lầm chính sách của hai người tiền nhiệm là Arthur Burns và G William Miller, đẩy lạm phát chạm ngưỡng hơn 12% vào tháng 10 năm đó.
Tại cuộc họp bất thường tổ chức ngày 6/10/1979, ông Volcker thông báo Fed sẽ “nới rộng biên độ dao động lãi suất quỹ liên bang”. Lãi suất sau đó được nâng lên hơn 17% vào tháng 4/1980.
Xem thêm: Fed tăng lãi suất cơ bản 0,75% lần thứ 3 liên tiếp, cảnh báo đến năm 2024 mới bắt đầu hạ lãi suất
Kể từ đó, áp lực buộc Fed phải sớm nới lỏng chính sách tiền tệ, đồng nghĩa với việc giảm lãi suất bắt đầu hình thành. Hàng nghìn nông dân trên những chiếc máy kéo tiến tới thủ đô Washington, vây quanh trụ sở Ngân hàng trung ương Mỹ. Các đại lý ôtô thì liên tục gửi những cỗ quan tài chứa đầy chìa khóa đặt trước cửa cơ quan này. Chính trị gia tới từ cả hai Đảng Dân chủ và Cộng Hòa đều đã lên tiếng phản đối, và yêu cầu Fed phải ngay lập tức kéo giảm lãi suất.
Sau khi suy thoái nổ ra vào tháng 1/1980, đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng lên ngưỡng hơn 7%, Fed đã quyết định dừng lộ trình siết chặt chính sách tiền tệ và giảm mạnh lãi suất hơn 7 điểm phần trăm. Quyết định cắt giảm lãi suất được đưa ra mặc dù lạm phát vẫn neo ngưỡng 14,7% một tháng trước đó. Điều này đã vô tình làm tổn hại nghiêm trọng uy tín của cá nhân ông Volcker với tư cách là người lèo lái Fed trong cuộc chiến chống lạm phát cũng như của cả Ngân hàng trung ương Mỹ. Kỳ vọng lạm phát của người dân quốc gia này vì thế mà liên tục tăng cao và lạm phát thực tế tại Mỹ luôn duy trì ở ngưỡng trên 12% cho tới cuối năm đó.
Suy thoái chấm dứt vào tháng 7 và Fed ngay lập tức quay lại với cuộc chiến chống lạm phát thông qua chiến lược quen thuộc là: tăng lãi suất. Và hệ quả, nước Mỹ một lần nữa đã rơi vào suy thoái và cuộc suy thoái lần này được đánh giá nghiêm trọng nhất sau nhiều thập kỷ, kể từ sau khi Thế chiến II khép lại. Với việc giữ lãi suất quỹ liên bang ở ngưỡng gần 15% cho tới giữa năm 1982, kỳ vọng lạm phát và lạm phát thực tế bắt đầu suy giảm, và tụt về ngưỡng 3% một năm sau đó.
Tham khảo thêm Hành lang pháp lý chặt chẽ khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp tiếp cận kênh trái phiếu.
Lịch sử đã dạy cho Fed một bài học quý giá: việc đảo ngược chính sách tiền tệ trong khi cuộc chiến lạm phát chưa ngã ngũ đã khiến cơ quan này phải trả cái giá đắt hơn rất nhiều. Sản lượng của kinh tế Mỹ sẽ không sụt giảm mạnh và tỷ lệ thất nghiệp không tăng quá cao nếu như ông Volcker tiếp tục lộ trình siết chặt chính sách tiền tệ trước đó.
Tồn tại không ít điểm tương đồng giữa giai đoạn 1979-1982 và hiện tại. Mức độ tín nhiệm của Fed trong cuộc chiến chống lạm phát suy yếu do những quan điểm sai lầm khi nhận định áp lực tăng giá hàng hóa chỉ là “tạm thời”, khiến cho cơ quan này chậm chân trong cuộc chiến “một mất một còn” đó.
Fed sau đó đã thay đổi và liên tục nâng lãi suất với các bước tăng mạnh nhất trong vòng hơn bốn thập kỷ qua. Uy tín suy giảm kéo theo kỳ vọng lạm phát có thể khiến Fed phải tăng lãi suất lên ngưỡng cao hơn so với dự báo của chính cơ quan này cũng như thị trường. Trong trường hợp đó, xác suất đạt được mục tiêu “hạ cánh mềm” không cao trong khi rủi ro một cuộc suy thoái không ngừng tăng lên.
Đến nay, những tín hiệu phát đi từ Chủ tịch Fed Powell và các đồng nghiệp, phần nào đó xoa dịu rủi ro viễn cảnh trên có thể xảy ra. Họ đều khẳng định quyết tâm tiếp tục theo đuổi chiến lược thắt chặt chính sách tiền tệ cho tới khi lạm phát được kéo giảm về ngưỡng mục tiêu 2% dù cái giá phải trả chính là những tổn thương cho nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này chỉ khả thi khi nền kinh tế vẫn mang một số điểm tích cực, đặc biệt là thị trường lao động. Quan điểm của Fed sẽ đứng trước một dấu hỏi lớn khi người lao động không thể tìm được việc làm và lãi suất các khoản vay thế chấp tiếp tục tăng cao hơn, kéo giảm nhu cầu vay vốn của người dân.
Nhưng trước khi điều đó xảy ra, Chủ tịch Jerome Powell và đồng nghiệp tại Ngân hàng trung ương Mỹ cần phải bám sát kế hoạch giữ lãi suất ở ngưỡng cao trong một khoảng thời gian nữa, một phần để sớm đạt được mục tiêu lạm phát và một phần để giữ cho những sai lầm của Fed dưới thời Paul Volcker không lặp lại.
Nguồn: nguoidonghanh