CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Ngân hàng chuẩn bị giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 30%

Kể từ ngày 1/10, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của những ngân hàng sẽ được giảm về 30% theo quy định của Thông tư 08/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 14/8/2020 sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2019/TT-NHNN.
Ngân hàng chuẩn bị giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 30%  | Tin nhanh chứng khoán
Nguồn: tham khảo

Như vậy sẽ chỉ còn một tuần nữa, những ngân hàng sẽ phải giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống mức 30% thay vì 34% như hiện tại.

Tính tới 31/8, huy động vốn của ngành ngân hàng tăng 5,36% so với cuối năm 2022 (tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2022).

Theo Ngân hàng Nhà nước, có đến 88% nguồn vốn huy động của các ngân hàng là tiền gửi dưới 12 tháng, song 52% dư nợ tín dụng của hệ thống lại là trung và dài hạn. Vì vậy, việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn được giới chuyên gia cho rằng là rất cần thiết.

Chính vì thế, nhằm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng và bảo đảm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, việc áp dụng Thông tư 08/2020/TT-NHNN được kỳ vọng sẽ giúp các ngân hàng tại Việt Nam kiểm soát tốt hơn rủi ro thanh khoản, ổn định hoạt động trước các thay đổi trong và ngoài nước, đồng thời cũng thúc đẩy phát triển nền kinh tế bền vững.

Tính tới tháng 7/2023, hầu hết các ngân hàng đều đáp ứng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn là 34% (áp dụng từ 01/10/2022 tới ngày 30/09/2023).

Theo đó, tỷ lệ này duy trì ở mức 32,66% với nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần, cao hơn so với nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (24,97%). Xét chung toàn hệ thống, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 26,14%.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cũng đã cho hay, dư nợ 8 tháng 2023 tăng 3,26% so cuối năm và tăng 5,62% so cùng kỳ. Riêng tháng 8/2023 tăng gần 1% (0,92%) so với tháng 7/2023.

Trong đó, tín dụng ngắn hạn tăng 4,92% so với cuối năm 2022, còn tín dụng trung, dài hạn tăng 1,88%; tín dụng tiếp tục tập trung lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ và du lịch với tỷ lệ chiếm khoảng 67% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.

Trước đó, thống kê của CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) số liệu vào cuối năm 2022, hầu hết ngân hàng đều có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dưới mức 30%, đáp ứng yêu cầu của Thông tư 08 sắp được áp dụng vào đầu tháng 10/2023.

Cụ thể, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tại Techcombank đạt 29%, Agribank là 25%, VietinBank là 26% và BIDV đạt 22%. Một số ngân hàng khác như: Vietcombank, HDBank (tỷ lệ đạt 8%) thuộc nhóm ít các ngân hàng có tỷ lệ dưới 10% và gần như không chịu ảnh hưởng từ lộ trình mới.

Nhưng tới thời điểm cuối quý II/2023, một số ngân hàng đã ghi nhận tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nhích lên hơn 30%, nhưng chêch lệch không đáng kể.

Chẳng hạn, tại Techcombank, tính tới cuối quý II/2023, ngân hàng này có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đạt 31,6%, cao hơn mức trần 30% sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 10 tới.

Theo chuyên viên phân tích của KBSV, trong ngắn hạn, việc hạ tỷ lệ trên sẽ làm chậm quá trình giảm lãi suất cho vay những kỳ hạn dài trong bối cảnh nền kinh tế hiện đang cần được hỗ trợ. Đồng thời, Thông tư 08 cũng sẽ phần nào gây áp lực lên nhu cầu huy động kỳ hạn dài của các ngân hàng, làm tăng chi phí vốn, gây áp lực làm thu hẹp biên lãi ròng (NIM).

Tuy nhiên, giới phân tích đã cho rằng, về dài hạn, việc áp dụng quy định mới được kỳ vọng sẽ giúp ngân hàng kiểm soát tốt hơn rủi ro thanh khoản, ổn định hoạt động trước những thay đổi trong và ngoài nước, đồng thời thúc đẩy phát triển nền kinh tế bền vững.

Trong khi đó, mới đây Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) lại kiến nghị NHNN sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 Điều 16 Thông tư 22/2019/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-NHNN) theo hướng đề nghị gia hạn thêm 12 tháng.

Tức lùi thời điểm siết sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 30% sang ngày 1/10/2024, thay vì áp dụng theo quy định vào ngày 1/10/2023 tới đây.

Tuy nhiên, theo TS. Trần Du Lịch – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia, đã đến lúc thực hiện lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn để đảm bảo rủi ro cho hệ thống ngân hàng sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát.

Bởi theo ông Lịch, nếu để ngân hàng thương mại đảm đương vai trò vốn trung dài hạn, rồi cứ nới trần lấy ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ tiếp tục chịu rủi ro.

Đáng chú ý đó là việc các ngân hàng cho vay vào tín dụng bất động sản chủ yếu là vốn trung, dài hạn, trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu ngắn hạn.

Vì vậy, ông Lịch cho rằng, phải giảm dần gánh nặng của ngân hàng thương mại về vốn trung dài hạn, đẩy qua trực tiếp mà trong đó thị trường trái phiếu là một kênh quan trọng.

Theo Thông tư 08/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 14/8/2020 sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thì các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình:

Từ ngày 01/01/2020 tới hết ngày 30/9/2021: 40%. (Thông tư 22 quy định: Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/9/2020 là 40%; từ ngày 01/10/2020 đến hết ngày 30/9/2021 là 37%).

Từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022: 37%; (Thông tư 22 quy định: Từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022 là 34%).

Từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 30/9/2023: 34%; (Theo Thông tư 22/2019 quy định: Từ ngày 01/10/2022 là 30%).

Và cuối cùng từ ngày 01/10/2023: 30%.

Nguồn: tinnhanhchungkhoan

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button