CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Thị trường 18/09: Áp lực điều chỉnh chưa kết thúc, VN-Index kiểm định lại mốc 1,200 điểm
Đóng phiên đầu tuần hôm nay, ngày 18/09, VN-Index giảm 15.55 điểm, chốt ở mốc 1,211.81 điểm, tương ứng với mức giảm là 1.27%. Toàn thị trường ghi nhận: 272 mã tăng giá (19 mã tăng trần) và 494 mã giảm giá (14 mã giảm sàn).Thanh khoản thị trường ở mức 22,555.97 tỷ đồng trên cả tam sàn.
HNX-INDEX
- Đóng phiên hôm nay, HNX-INDEX giảm 2.28 điểm, chốt ở 250.48 điểm và tương ứng với mức giảm là 0.90%
- Với 53 (3) mã tăng, 54 mã tham chiếu và 132 (8) mã giảm giá
UPCOM
- UPCOM phiên hôm nay giảm 0.59 điểm, chốt ở 93.17 điểm và tương ứng với mức giảm là 0.63%
- Với 124 (14) mã tăng, 95 mã tham chiếu và 143 (6) mã giảm giá
Top cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index
- Cổ phiếu đóng góp tăng nhiều nhất đó là: VHC +0.1859
- Theo sau đó là: VND +0.1742, SSI +0.0763, CTD +0.0655, NLG +0.0646, HSG +0.0639, DXG +0.0551, TCH +0.0523, STB +0.0485, CAV +0.0364
- Cổ phiếu gây ảnh hưởng giảm nhiều nhất đó là: VHM -1.6651
- Theo sau đó là: VCB -1.4019, BID -1.3191, CTG -0.8387, TCB -0.6989, VPB -0.6697, EIB -0.5795, VIC -0.5761, GVR -0.4487, MSN -0.4316
VN30
- VN30 Index phiên hôm nay giảm 15.11 điểm.
- Chốt phiên ở mức 1,223.70 điểm
- Đóng phiên đầu tuần hôm nay, sắc đỏ áp đảo diện rộng trên rổ VN30, chỉ ghi nhận 02 mã tăng, 01 mã tham chiếu và 27 mã giảm giá. Nhiều mã lao dốc giảm trên 2% như: VHM, VIB, SAB, VRE,… hầu hết các mã đều trong trạng thái tiêu cực. Riêng SSI đến từ nhà chứng và STB thuộc nhóm ngân hàng là ghi nhận tăng giá nhẹ 0.6% và 0.3%. Lão đại HPG đóng phiên quay về mức giá mở cửa. Hôm nay các chỉ số đều chìm trong vùng đỏ và VN30 cũng xác nhận đà giảm đáng kể, đóng phiên mất hơn 15 điểm. Đa số các cổ phiếu giảm quanh mức 1-2%, chỉ có một vài mã là giảm với biên độ 2%.
- Loạt cổ phiếu sau đây giảm giá đi xuống: VHM -3.1%, VIB -2.8%, SAB -2.8%, VRE -2.5%, TCB -2.3%, HDB -2.2%, BID -2.2%, CTG -2.1%, GVR -2.0%,…
Nhóm cổ phiếu ngân hàng
- Nhóm ngành ngân hàng chịu áp lực bán mạnh khi hầu hết các cổ phiếu đều hiện diện sắc đỏ. Ngoài STB tăng nhẹ 0.3% và VAB đóng phiên tham chiếu thì các mã còn lại đều chìm trong vùng đỏ và giảm giá đi xuống. Giảm sâu nhất đó là EIB -6.5%. Sáng ngày 18/09/2023, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025). Cuối Đại hội, 2 nhân sự được bầu bổ sung vào HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) của Eximbank gồm: Ông Trần Tấn Lộc, tỷ lệ 88.72% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và Ông Nguyễn Cảnh Anh, tỷ lệ 88.7%. Như vậy, HĐQT nhiệm kỳ VII của Eximbank đã đủ 7 thành viên gồm Chủ tịch HĐQT Đỗ Hà Phương, bà Lương Thị Cẩm Tú (Thành viên HĐQT), bà Lê Thị Mai Loan (Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc), ông Phạm Quang Dũng (Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc), ông Trần Anh Thắng (Thành viên HĐQT độc lập) và 2 thành viên mới được bầu bổ sung là ông Trần Tấn Lộc và ông Nguyễn Cảnh Anh. Các mã còn lại thì chỉ xác nhận giảm quanh 1-3%, không xác nhận mã nào giảm sâu hơn. Nhóm cổ phiếu này dẫn đầu về nhóm ngành tác động tiêu cực đến Index khi lấy đi hơn 7.6 điểm của chỉ số với các mã như VCB, BID, CTG,…
- Về cổ phiếu giảm giá, xác nhận các mã giảm sau: EIB -6.5%, SGB -3.1%, KLB -2.9%, VIB -2.8%, MSB -2.4%, TCB -2.3%, HDB -2.2%, ABB -2.2%, LPB -2.2%,…
Cổ phiếu nhóm thuỷ sản
- Tích cực nhất phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu thuỷ sản ghi nhận nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh. Điển hình là VHC và SJ1, đóng phiên 2 mã này đều ghi nhận đà tăng trên 4%. Ngoài ASM và MPV dừng chân ở mức tham chiếu ra thì các mã còn lại đều được sắc xanh bao phủ và tăng giá, không xác nhận cổ phiếu nào giảm. Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc chiều 16/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hai bên cần phát huy ưu thế địa lý và bổ sung lẫn nhau để đẩy mạnh hợp tác thực chất trên các lĩnh vực phát triển cân bằng, bền vững. Thủ tướng Trung Quốc khẳng định thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông, thủy sản chất lượng cao, khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính. Điều này tác động lớn đến nhóm chế biến thủy sản khi mức tăng trưởng tốt nhất trên thị trường trong ngày đầu tuần.
- Ghi nhận các mã tăng giá sau: VHC +4.9%, SJ1 +4.3%, IDI cùng ANV +2.2%, CMX +0.9%, ACL +0.3%, FMC +0.2%.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán
- Sau khoảng thời gian giằng co thì nhóm chứng khoán cũng đã hiện diện lại một số sắc xanh, trong đó VND là mã tăng mạnh nhất với mức tăng 2.3%, theo sau là một số mã nổi trội như SSI, HCM, MBS, BSI,… cũng trụ vững và duy trì sắc xanh đến cuối phiên. Mặc dù đà tăng không quá cao nhưng với áp lực bán trong phiên đầu tuần hôm nay thì các mã này cũng thể hiện hết sức tích cực. Ngược lại, về phía mã giảm giá thì có diễn biến bi quan hơn, các mã như APG, VFS, PSI,… đều xác nhận giảm ở mức 5-6%. Các mã còn lại như APS, VIX, TCI,… cũng xác nhận giảm đáng kể. Như dự định thì cuối năm nay hệ thống KRX sẽ được vận hành, và các Công ty không tham gia hoặc tham gia không đạt yêu cầu chương trình kiểm thử hệ thống VNX sẽ xem xét xử lý vi phạm theo quy định tại Quy chế thành viên của Sở. Hệ thống KRX là hệ thống công nghệ thông tin quản lý và điều hành giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, được HOSE ký kết với Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) vào năm 2012. Dự án này nhằm nâng cấp công nghệ hệ thống và cơ sở hạ tầng của sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam.
- Đầu tiên, ghi nhận các mã sau đây tăng giá: VND +2.3%, FTS +1.3%, AGR +0.8%, SSI +0.6%, CTS +0.5%, HCM +0.4%,…
- Về phía mã giảm giá, xác nhận các mã như: VFS -6.4%, APG -5.5%, PSI -5.2%, APS -3.4%, VIX -2.8%, TCI -2.3%, EVS -1.7%,…
Nhóm cổ phiếu bất động sản – xây dựng
- Ưu thế nghiêng về cổ phiếu giảm giá trong nhóm bất động sản – xây dựng, vẫn ghi nhận một số cổ phiếu tăng giá tốt nhưng đa số các mã đều xác nhận giảm. Giảm mạnh nhất đó là QCG với mức giảm tính đến cuối phiên là 5.0%, theo sau là các mã như NVL, HDC, VHM,… Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Unity (Unity), công ty con của Novaland, công bố tình hình tài chính bán niên 2023 với lỗ ròng sau thuế hơn 80 tỷ đồng, nối dài chuỗi ngày không lợi nhuận. Nợ phải trả hơn 4,544 tỷ đồng. Theo số liệu trên báo cáo tài chính bán niên 2023, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) đang là công ty mẹ nắm 99.98% vốn điều lệ Unity. Trước đó, ngày 07/12/2021, HĐQT Novaland đã phê duyệt việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Unity với tổng giá trị phần vốn góp là 2,150 tỷ đồng. Không hẳn là quá bi quan, vẫn ghi nhận các mã như VC7, CTD, IDC,… đều có mức tăng giá tương đối, trong đó VC7 là mã tăng mạnh nhất khi đóng phiên lấy về hơn 5.3%, 2 mã còn lại cũng duy trì đà tăng quanh mức 3-4%. Nhóm cổ phiếu này cũng lấy đi của Index hơn 3.2 điểm, các nhà đầu tư nước ngoài phiên hôm nay quan tâm đến các mã trong nhóm này, cụ thể là bán VIC hơn 136 tỷ đồng và VRE hơn 45 tỷ đồng, nhưng ngược lại mua DXG hơn 61 tỷ đồng.
- Sắc xanh bao phủ các mã sau: VC7 +5.3%, CTD +4.9%, ITC +3.0%, NLG +1.8%, DXG +1.6%,…
- Ngược lại, các mã sau đây xác nhận giảm: QCG -5.0%, NVL -4.0%, HDC -3.7%, HUT -2.8%, L14 -2.8%, HAR -2.7%, IDJ -2.7%, CII -2.6%, CEO -2.6%, VRE -2.5%, VCG -2.6%, VCG -2.2%,…
Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí
- Sắc đỏ là màu chủ đạo trong nhóm cổ phiếu dầu khí, không thoát khỏi đà bán nhóm cổ phiếu dầu khí phiên hôm nay cũng xác nhận nhiều cổ phiếu giảm giá. PSH và PVB là 2 mã tiêu cực nhất khi xác nhận đà giảm trên 4%. Sau phiên tích cực cuối tuần vừa rồi thì nay nhóm dầu khí đã quay xe, đa số các mã đều thể hiện sắc đỏ và giảm giá. Chỉ có duy nhất PVO là quay về mức giá mở cửa khi đóng phiên, các mã còn lại đều chìm trong vùng đỏ.
- Loạt mã giảm giá sau đây: PSH -4.9%, PVB 4.7%, PVC -3.5%, PVS -2.3%, BSR -2.2%, PVD -2.0%,…
Kết thúc phiên hôm nay (18/09) khối ngoại bán ròng 488.5 tỷ đồng. Về phía mua, khối ngoại mua nhiều nhất DXG với giá trị mua ròng 61.96 tỷ đồng, và ngược lại VIC bị bán ròng 136.25 tỷ đồng.