CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Thị trường 29/11: Cổ phiếu Dầu khí tăng mạnh, VN-Index duy trì sắc xanh
Đóng phiên hôm nay, ngày 29/11, VN-Index tăng 7.37 điểm, chốt ở mốc 1,102.80 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.67%. Toàn thị trường ghi nhận 542 mã tăng giá (32 mã tăng trần) và 183 mã giảm giá (10 mã giảm sàn).Thanh khoản thị trường ở mức 14,677.26 tỷ đồng trên cả tam sàn.
HNX-INDEX
- Đóng phiên hôm nay, HNX-INDEX tăng 2.64 điểm, chốt ở 227.03 điểm và tương ứng với mức tăng là 1.18%
- Với 121 (6) mã tăng, 63 mã tham chiếu và 42 (3) mã giảm giá
UPCOM
- UPCOM phiên hôm nay tăng 0.39 điểm, chốt ở 85.04 điểm và tương ứng với mức tăng là 0.46%
- Với 195 (16) mã tăng, 66 mã tham chiếu và 76 (6) mã giảm giá
Hợp đồng tương lai chỉ số VN30
- Đóng phiên hôm nay, VN30F1M tăng 5.1 điểm, chốt ở 1092.1 điểm và tương ứng với mức tăng là 0.47%
Top cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index
- Cổ phiếu đóng góp tăng nhiều nhất đó là: PLX +0.699
- Theo sau đó là: MSN +0.5794, BID +0.5688, VHM +0.4868, GAS +0.4584, HPG +0.4337, SAB +0.4188, NVL +0.3238, MWG +0.2953, GVR +0.2507
- Cổ phiếu gây ảnh hưởng giảm nhiều nhất đó là: VCB -0.962
- Theo sau đó là: VPB -0.1959, LGC -0.1731, STB -0.1603, BCM -0.0758, PDN -0.0557, VNM -0.0529, TCB -0.0442, SVC -0.0351, PGI -0.0262
VN30
- VN30 Index phiên hôm nay tăng 4.65 điểm.
- Chốt phiên ở mức 1,093.16 điểm
- Đóng phiên hôm nay, sắc xanh chiếm phần lớn trong rổ VN30 với 19 mã tăng giá, 05 mã tham chiếu và 06 mã giảm. Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước đó, VN-Index bất ngờ bật tăng mạnh từ đầu phiên chiều với tác động tích cực từ các cổ phiếu trụ như PLX, MSN, MWG và SAB. Về gần cuối phiên chiều, lực bán bắt đầu xuất hiện từ các cổ phiếu trụ như STB -1.2%, VCB -0.8%và VPB -0.5% làm giảm lại đà tăng của chỉ số. Các mã như MBB, HDB, POW, SSB,… dừng chân ở mức tham chiếu.
- Ghi nhận các cổ phiếu tăng giá sau đây: PLX +6.2%, MSN +2.6%, MWG +2.1%, SAB +2.0%, VRE +1.8%, GVR +1.3%, BID +1.2%, HPG +1.1%, VHM +1.1%,…
Nhóm cổ phiếu bất động sản – xây dựng
- Dẫn đầu về nhóm ngành đóng góp tích cực vào Index, nhóm cổ phiếu bất động sản – xây dựng ghi nhận nhiều mã tăng trong phiên hôm nay. NVL là cổ phiếu tăng mạnh nhất, đóng phiên đem về 3.7% và chốt giá tại mức 18.100 đồng/cp. Theo sau là một số mã như HQC, DIG, ITC, VRE,… cũng được sắc xanh bao phủ và tăng quanh vùng 1-3%. Đa số các mã còn lại cũng ghi nhận tăng giá nhưng đà tăng chưa thật sự ấn tượng, các mã chỉ có mức tăng nhẹ. Một số mã như CTD, NDN, IDJ, KBC,… quay về mức giá mở cửa khi đóng phiên. Vẫn xác nhận mã giảm, một vài mã kém may mắn như HAR, CRE, BCM, SZC,… giảm giá, tuy nhiên mức giảm không sâu, cụ thể CRE -0.1%, HAR -0.3%, BCM -0.5%, NRC -2.0%,… Nhóm cổ phiếu này đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của Index khi đem về cho chỉ số hơn 1.3 điểm. Các mã như DIG, DXG, PDR nằm trong danh sách top 10 cổ phiếu khối ngoại bán ròng với tổng giá trị 3 mã gần 67 tỷ đồng.
- Loạt cổ phiếu sau đây tăng giá: NVL +3.7%, HQC +3.5%, DIG +2.2%, ITC +1.9%, VRE +1.8%, HBC +1.5%, HDC +1.5%, DLG +1.4%, CTI +1.4%,…
Cổ phiếu nhóm dầu khí
- Nhóm cổ phiếu dầu khí toả sáng trong phiên hôm nay khi hầu hết các cổ phiếu đều được sắc xanh bao phủ và tăng giá. Loạt các mã như PLX, PVS, PVB,… đều ghi nhận mức tăng tích cực. PLX là cổ phiếu dẫn đầu trong nhóm này và cả rổ VN30, đóng phiên PLX – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam ghi nhận tăng 6.2% và chốt giá tại mức 35.800 đồng/cp. Theo sau là các mã như PVS, PVB, PVD, PVC,… cũng có đà tăng tốt khi mức tăng được ghi nhận trên 4%. Tăng thấp nhất cũng đã 1% đến từ GAS. Giá dầu nhảy vọt trong phiên giao dịch ngày thứ Ba và đóng cửa với mức tăng khoảng 2% trước khả năng OPEC+ sẽ gia hạn hoặc tăng cường cắt giảm nguồn cung, sản lượng dầu của Kazakhstan sụt giảm do bão và đồng USD yếu hơn. OPEC+, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, sẽ tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng trực tuyến vào ngày thứ Năm để thảo luận về các mục tiêu sản lượng năm 2024. Bốn nguồn tin của OPEC+ cho biết các cuộc đàm phán sẽ khá khó khăn và có thể gia hạn thỏa thuận trước đó thay vì cắt giảm sản lượng sâu hơn.
- Sắc xanh bao phủ các cổ phiếu sau đây: PLX +6.2%, PVS cùng PVB +4.8%, PVD +4.6%, PVC +4.2%, OIL +3.0%, BSR +2.2%,…
Nhóm cổ phiếu chứng khoán
- Hưởng ứng đà tăng chung, sắc xanh cũng lan toả diện rộng trên các cổ phiếu nhóm chứng khoán, ngoài VFS giảm 1.0% và VDS tham chiếu ra thì tất cả các cổ phiếu còn lại đều ghi nhận tăng. Đóng góp quan trọng vào chỉ số chính là các mã như TCI, EVS, VCI, SBS,…với mức tăng khá ấn tượng. TCI đóng phiên có thêm 5.7%, theo sau là các mã như EVS, VCI, SBS, SHS,… cũng ghi nhận tăng quanh mức 2-3%. Nhóm cổ phiếu này cũng nằm trong top các nhóm ngành tác động tích cực đến Index khi đem về cho chỉ số hơn 1 điểm. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm đến các cổ phiếu trong nhóm này khi mua ròng các mã như VCI, SHS,… Trong đó, mua VCI 87 tỷ đồng và mua SHS hơn 56 tỷ đồng. Chứng khoán VNDirect muốn thoái toàn bộ vốn tại công ty con duy nhất. Cụ thể, HĐQT CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) vừa thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ vốn tại Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Đầu tư Chứng khoán I.P.A (gọi tắt là IPAAM). Theo BCTC hợp nhất quý 3/2023 của VND, tại ngày 30/09/2023, Công ty sở hữu 100% vốn của IPAAM (tương ứng 100 tỷ đồng), đây là công ty con duy nhất của VND. Sau thương vụ, VND sẽ không còn là công ty mẹ của IPAAM, đồng thời VND cũng không còn sở hữu công ty con nào.
- Ghi nhận các mã tăng giá sau: TCI +5.7%, EVS +3.6%, VCI +3.0%, SBS cùng SHS +2.8%, FTS +2.3%, APS +1.5%, AGR +1.3%, VND +1.2%,…
Cổ phiếu ngân hàng
- Ưu thế cũng nghiêng về cổ phiếu tăng giá trong nhóm ngân hàng, PGB là cổ phiếu tăng ấn tượng nhất, đóng phiên có thêm 4.9%. Mặc dù không tăng mạnh như các nhóm ngành đã đề cập trên, nhưng đa số các cổ phiếu trong nhóm này vẫn có mức tăng ổn định. Theo sau PGB là các mã như NVB, VAB, LPB, BID, ACB,… cũng giữ được sắc xanh đến cuối phiên và tăng quanh mức 1%. Về tham chiếu cũng nhiều, các mã như SHB, SSB, MBB, KLB, SGB,… đều dừng chân ở mức tham chiếu. Vẫn xác nhận một số mã giảm, cụ thể là các ông lớn nổi trội trong ngành, STB -1.2%, VCB -0.85, EIB -0.3%, VPB -0.5%,… Theo S&P Global Ratings, lợi suất trái phiếu giảm khiến Fed có thể tăng lãi suất vào tháng 12, nhưng dự kiến sẽ có một đợt cắt giảm nhanh chóng vào năm 2024. Trong báo cáo công bố hôm thứ Ba (28/11), S&P Global Ratings cho biết đợt tăng lãi suất cuối cùng từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể diễn ra vào tháng tới, do lãi suất trái phiếu kho bạc đã trở nên kém hiệu quả hơn trong việc thắt chặt các điều kiện tài chính.
- Một số mã tăng giá sau đây: PGB +4.9%, OCB +1.9%, NVB +1.9%, VAB +1.5%, LPB +1.3%, BID +1.2%, ACB +0.7%, TPB +0.6%,…
Nhóm cổ phiếu nông nghiệp – thực phẩm
- Đồng tăng với thị trường, nhóm cổ phiếu nông nghiệp – thực phẩm cũng có diễn biến tích cực trong phiên hôm nay. Chỉ mỗi VOC là xác nhận điều chỉnh nhẹ 0.5%, còn lại các mã đều được sắc xanh bao phủ và tăng giá. Nổi trội nhất có HAG, cổ phiếu này đã ghi nhận tích cực trong phiên sáng, đến chiều nay đóng phiên có thêm 5.1% và chốt giá tại mức 11.250 đồng/cp. Một số mã khác như VSF, DBC, LTG, BAF,… cũng thể hiện tích cực khi có đà tăng tương đối. Theo Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Việt Nam là nước cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn thế giới. Những con số này đưa Việt Nam trở thành nước cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới. Mặc dù vậy, để có thể giữ vững vị trí này trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành tôm Việt Nam đang đối diện với một số khó khăn nhất định vẫn còn tồn tại từ nhiều năm trước.
- Loạt cổ phiếu sau đây tăng giá: HAG +5.1%, VSF +3.0%, DBC +2.5%, LTG +2.1%, BAF +1.6%,…
Kết thúc phiên hôm nay (29/11) khối ngoại bán ròng 28.37 tỷ đồng. Về phía mua, khối ngoại mua nhiều nhất VCI với giá trị mua ròng 87.42 tỷ đồng, và ngược lại MWG bị bán ròng 121.72 tỷ đồng.