CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Tiếp tục sửa đổi chính sách, thủ tục để đẩy nhanh gói hỗ trợ lãi suất 2%

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để tiếp tục chỉnh sửa chính sách, bổ sung các điều kiện, thủ tục nhằm tháo gỡ khó khăn với khách hàng vay vốn từ gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Sự chậm trễ trong triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% là một trong những câu hỏi được nhắc nhiều khi thảo luận về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững của Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam 2022 diễn ra ngày vào 18-9.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại diễn đàn. 

Xem thêm: Cách chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn để thu về lợi nhuận lớn

Ông Phạm Thanh Hà, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đã cho biết chương trình hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và cho những người vay vốn tại ngân hàng thương mại (NHTM) qua gói hỗ trợ 40.000 tỉ đồng là một trong những mục tiêu trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022.Theo đó, NHNN đã triển khai loạt giải pháp để giải ngân cho gói hỗ trợ này.

Về hành lang pháp lý, NHNN đã phối hợp cùng với các bộ và trình Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022 và Thông tư 03/2022 nhằm hướng dẫn các ngân hàng thương mại triển khai đến các đối tượng vay vốn.

Cơ quan này thu thập thông tin đăng ký từ các ngân hàng thương mại nhằm để tiến hành đề xuất cùng với các bộ để phân bổ ngân sách 40.000 tỉ đồng trong hai năm. Theo đó, năm 2022 dự kiến sẽ phân bổ khoảng 16.000 tỉ đồng, sang năm 2023 dự kiến là sẽ phân bổ 24.000 tỉ đồng còn lại.

Sau khi phân bổ ngân sách, NHNN sẽ tiến hành triển khai, hướng dẫn các ngân hàng thương mại và ban hành bộ tài liệu giải đáp trên 20 vấn đề trong quá trình triển khai như là đối tượng, phương thức, về cách đăng ký, về cách lập dự toán cũng như rút vốn hỗ trợ và quyết toán.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng được yêu cầu phải tập trung mọi nguồn lực cao nhằm để triển khai nhanh các gói hỗ trợ này đến người vay vốn.

“Công tác truyền thông cũng rất được chú trọng, NHNN đã đề xuất lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo NHNN trực tiếp chủ trì nhiều hội nghị đến các NHTM để thông tin chính sách đến các đối tượng thụ hưởng là người dân và doanh nghiệp”, ông Hà chia sẽ.

Tham khảo thêm: Tín hiệu phái sinh tuần 19/09-23/09/2022

Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN cũng thừa nhận số giải ngân trên thực tế còn khá khiêm tốn. Cụ thể, dư nợ cho vay khoảng trên 4.400 tỉ đồng và đến được với 550 khách hàng tính đến thời điểm hiện tại. Còn số tiền lãi suất được hỗ trợ là trên 13 tỉ đồng.

Lý giải nguyên nhân, ông Hà cho biết rằng việc triển khai hỗ trợ thực tế là phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Về đối tượng được nhận hỗ trợ lãi suất, ông Hà nêu lên hai vấn đề: “Trường hợp khách hàng không hoạt động đơn ngành mà là đa ngành, đa lĩnh vực, mà nếu một trong những lĩnh vực đó thuộc ưu tiên thì có được hỗ trợ hay không?”; “Có rất nhiều hộ gia đình đang là khách hàng vay vốn của ngân hàng thương mại nhưng lại không đăng ký kinh doanh, khi đối chiếu ra thì chưa đủ điều kiện là đối tượng của chương trình”.

Về  các tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, ông cho biết hiện tồn tại sự khác nhau giữa tiêu chí đánh giá, thẩm định hiện tại của ngân hàng cho vay và các tiêu chí đánh giá sau này của các cơ quan kiểm tra, thanh tra hay kiểm toán.

Ngoài ra, việc đánh giá tính khả thi của dự án sản – kinh doanh diễn ra vào các thời điểm thẩm định dự án và quyết định giải ngân. Nhưng trong quá trình hoạt động rất có thể phát sinh nhiều biến cố dẫn đến phương án ban đầu khả thi. Điều này dẫn tới trườnh hợp khách hàng ban đầu lại có khả năng trả được nợ, nhưng sau đó lại gặp rủi ro dẫn đến việc khó khăn trong trả nợ.

“Vậy lúc đó có được coi là có khả năng phục hồi hay không”, ông Hà nêu vấn đề.

Hai khó khăn này, theo ông Hà, đã được NHNN xem xét và đề nghị các bộ liên quan gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tư Pháp và Thanh tra Chính phủ cùng thống nhất theo hướng: khách hàng sẽ phải tự xác định ngành nghề kinh doanh của bản thân và khẳng định khách hàng thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất; ngân hàng cho vay sẽ là người đánh giá chính và khẳng định khách hàng có khả năng phục hồi hay không để thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất.

Bên cạnh những khó khăn trên, lãnh đạo NHNN cũng đã thừa nhận có tâm lý e ngại từ phía ngân hàng cho vay là ngân hàng thương mại do trước đây từng gặp khó khăn tại khâu giải ngân và quyết toán tại một số gói hỗ trợ lãi suất.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, NHNN sẽ tiếp túc triển khai các nhóm, tổ liên ngành khảo sát tình hình thực tế tại các địa phương, tại các ngân hàng thương mại để nắm bắt và giải đáp các thắc mắc cũng như giải quyết được các vướng mắc trong thực tế.

Tiếp tục tổ chức các hội nghị kết nối giữa các ngân hàng của doanh nghiệp, để doanh nghiệp hoặc người vay vốn có thể cung cấp thêm các thông tin, các khó khăn và vướng mắc của mình trong quá trình triển khai.

Cuối cùng, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, điều kiện hoặc thủ tục tháo gỡ  các khó khăn cho khách hàng khi vay vốn.

Nguồn: thesaigontimes

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button