CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
04/01: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên hôm qua, ngày 03/01, VN-Index tăng 12.45 điểm, chốt ở mốc 1,144.17 điểm, tương ứng với mức tăng là 1.10%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Kết thúc phiên (03/01) khối ngoại bán ròng 303.44 tỷ đồng trên tổng 3 sàn.
Top khối ngoại mua ròng
Top khối ngoại bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 03/01 bán ròng với tổng giá trị là 405.95 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Viễn thông, Y tế, Ngân hàng,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 03/01
- DOANH NGHIỆP
– MBB “qua lại” với NVL 10.000 tỷ đồng, nếu thành công, tổng mức nợ vay trên BCTC hợp nhất của NVL liên quan đến MBBank sẽ ở mức khoảng 18.200 tỷ đồng, bằng khoảng 35% vốn điều lệ của MBBank.
– BSR: Tăng mục tiêu lợi nhuận gấp 3 lần, nâng tỷ lệ chia cổ tức
– VNDirect: Giá trị ký bán của Nam Long (NLG) có thể đạt đỉnh mới vào năm 2025, đạt 11.680 tỷ đồng (481,1 triệu USD)
– HVN: Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines bất ngờ “tím” sau thông tin có thể “thoát hiểm” nhờ luật mới
– HPG: Tại thời điểm tháng 12/2023, dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 (Dự án Dung Quất 2) đã hoàn thành 40% tiến độ, đúng theo kế hoạch đề ra.
– VIX là quán quân tăng giá trên HoSE năm 2023 với 200%
– DIG: Bị phạt 470 triệu đồng và loạt hệ lụy do sử dụng vốn từ phát hành sai
– DPR: Đấu giá 134,51 ha cây cao su thanh lý, với tổng số lượng 60.903 cây
– NVL: Số cổ đông của Novaland chưa ngừng tăng, lên sát mốc 80.000
– Vietnam Airlines ước đạt 92.000 tỷ doanh thu năm 2023, tăng 30% so với cùng kỳ
– L14: Licogi 14 hạ kế hoạch lợi nhuận năm 2023 ở ‘phút chót’
– DBC: “Trùm” chăn nuôi Dabaco ôm mộng doanh thu tỷ USD dù nhiều lần vỡ trận
– KDH: Lãi ròng quý 4/2023 của Nhà Khang Điền có thể tăng 230%, tỷ lệ mở bán thành công lên đến 90%
– HNG: Tỷ phú Trần Bá Dương chấp nhận ‘đau’ để tái cơ cấu, HNG liên tục tăng kịch trần
– BMP: Cổ phiếu BMP lập đỉnh mới, lãi ròng năm 2023 của Nhựa Bình Minh có thể cao nhất lịch sử
– QNP: HOSE chấp thuận niêm yết đối với 40,4 triệu cổ phiếu của Cảng Quy Nhơn
– OPC: Dược phẩm OPC bị phạt và truy thu thuế hơn 1,18 tỷ đồng
– VSC: Viconship tiến gần tham vọng trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất Hải Phòng
– Sao Ta ước lãi 300 tỷ đồng năm 2023, dự báo ngành tôm vẫn khó khăn trong nửa đầu 2024
– Cổ phiếu Dược Hậu Giang (DHG) lập chuỗi tăng giá dài nhất sau 18 năm lên sàn
– Cổ phiếu BCG Land giảm gần 20% trong 2 phiên đầu năm 2024
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– ‘Lướt sóng’ cổ phiếu SEA trong chưa đầy một tháng, công ty con của Novaland đã lãi gấp đôi
– GMD: 4,6 triệu cổ phiếu GMD sắp được Cảng Gemadept bán với giá thấp hơn 86% thị giá
– Xuất hiện thêm tổ chức 1 tuần tuổi chi hàng trăm tỷ gom cổ phiếu OGC
– SMC: Lên kế hoạch mua lại 200 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
– POM: Chị em nhà Chủ tịch Thép Pomina liên tục xả hàng
– EIB: Eximbank sắp bán 6,1 triệu cổ phiếu quỹ từ 15/1 với giá trên 20.000 đồng, tức cao hơn thị giá 7%
– Novaland (NVL): Cổ đông lớn bán ra 4,8 triệu cổ phiếu
– VJC: Vietjet muốn huy động 1.850 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho 2 nhà đầu tư
– NVL: Cổ đông Tập đoàn Novaland “chốt” phát hành thêm 1,37 tỷ cổ phiếu NVL
– HAH thay đổi kế hoạch huy động vốn 500 tỷ đồng từ trái phiếu, không còn SSI mua toàn bộ như ban đầu, thay vào đó có sự tham gia của 4 nhà đầu tư khác
– Địa ốc Hoàng Quân nguy cơ vỡ kế hoạch năm 2023, lỡ hẹn phát hành 100 triệu cổ phiếu
– Viconship (VSC) được cấp phép chào bán hơn 133 triệu cổ phiếu, mua thêm vốn từ Cảng Nam Hải Đình Vũ
- CỔ TỨC
– Công ty hạ tầng CII đã chuyển 100 tỷ đồng để trả cổ tức tỷ lệ 4% vào ngày 3/1, giúp cổ đông bắt đầu có cổ tức trở lại sau hơn 3 năm.
– Thủy điện A Vương sắp chi 359 tỷ tạm ứng cổ tức đợt 4/2023, tỷ lệ gần 48%
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– VNINDEX đóng cửa cao nhất phiên, vượt mốc 1140 với sắc xanh bát ngát lan tỏa khắp các ngành
– Đóng cửa phiên hôm nay 3-1, VN Index tăng gần 12,45 điểm (tương đương 1,1%) lên 1.144,17 điểm. Toàn sàn HoSE có 395 mã tăng (14 mã trần), 71 mã đứng giá và 106 mã giảm.
– Đóng góp lớn nhất trong phiên tăng điểm ấn tượng hôm nay là nhóm cổ phiếu nhà băng. Cổ phiếu bán lẻ phân hoá rất mạnh: DGW tăng kịch trần, MWG tăng 1,77% trong khi PNJ đứng giá tham chiếu, còn FRT giảm 0,28%.
– Dù thị trường khởi sắc nhưng thanh khoản phiên hôm nay bất ngờ đi xuống với xấp xỉ 720 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương đương giá trị giao dịch đạt hơn 14.700 tỷ đồng.
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Một mã chứng khoán được ETF sắp mua nhiều nhất gần 3 triệu cổ phiếu trong kỳ cơ cấu tới
– Chứng khoán Tiên Phong và Chứng khoán HSC hút về 3.300 tỷ đồng sau khi tăng vốn
– Chứng khoán DNSE sẽ chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nhằm huy động 900 tỷ đồng. DNSE là công ty chứng khoán đầu tiên IPO trong vòng 5 năm trở lại đây.
– Trong tháng cuối năm, khối ngoại là bên bán ròng duy nhất với quy mô hơn 9.960 tỷ đồng. Chiều ngược lại, nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước là hai bên mua ròng đối ứng chủ yếu với giá trị rót ròng lần lượt là 3.810 tỷ đồng và 5.175 tỷ đồng.
– Khối ngoại trở lại xu hướng rút ròng năm 2023 với giá trị 23.078 tỷ đồng tên toàn thị trường, cổ phiếu bị bán ròng 17.760 tỷ đồng, ETF nội là 5.167 tỷ đồng, còn lại là sản phẩm khác.
– Nhìn lại những doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền cao nhất năm 2023
– NHNN sẽ sớm sửa đổi Nghị định 24, khẳng định không bảo hộ giá cả vàng miếng
– Ngành ngân hàng 2024: Tiếp tục giảm lãi suất, có thể kéo dài Thông tư 02 nếu cần thiết
– Ngân hàng Nhà nước vừa quay lại cho vay qua kênh OMO sau hơn 7 tháng tạm dừng. Việc này cho thấy tình trạng dư thừa thanh khoản đã được cải thiện khi các ngân hàng, tổ chức tín dụng gấp rút đẩy vốn ra nền kinh tế trong những ngày cuối năm.
– NHNN giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm 2024 cho các ngân hàng
– Năm 2023 tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13,5%
– Lãi suất tiết kiệm BIDV mới nhất tháng 1/2024 cao nhất chỉ 5,3%/năm.
– Ngân hàng ACB bất ngờ tăng lãi suất, mức tăng cao nhất 0,3%
– M&A doanh nghiệp niêm yết năm 2023: Khi những ‘tay chơi’ đi ‘nước cờ’ chiến lược
– NHNN sẽ kiểm tra đột xuất việc chấp hành chính sách tiền tệ ngân hàng
- VIỆT NAM
– Xuất khẩu phần cứng, điện tử năm 2023 giảm gần 5% sau nhiều năm tăng
– Việt Nam xuất siêu 8 năm liên tiếp với mức thặng ước đạt gần 30 tỷ USD
– Lào Cai: Kim ngạch xuất – nhập khẩu ngày đầu tiên năm 2024 đạt gần 1,5 triệu USD, tăng 7,9% so với ngày đầu tiên của năm 2023.
– Quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam được ước tính khoảng 6-7 tỷ USD vào năm 2022 với hơn 70% là doanh thu từ kênh ETC (kênh bệnh viện).
– Trừ đi doanh thu của kênh ETC, hiện nay đang có khoảng gần 60.000 nhà thuốc cạnh tranh trong thị trường bán lẻ dược phẩm với quy mô gần 2 tỷ USD. Trong đó chỉ có hơn 2.400 cửa hàng bán theo mô hình chuỗi hiện đại (khoảng 4% tổng số nhà thuốc).
– MBS: Long Châu là chuỗi nhà thuốc bán lẻ lớn hoạt động hiệu quả nhất
– Đại diện tập đoàn Đan Mạch nói về khả năng kéo giảm tới 70% giá điện tái tạo
– Năm 2023 ghi dấu nhiều kỷ lục của ngành giao thông vận tải khi chỉ trong một năm, toàn ngành thần tốc đưa vào khai thác 475km đường cao tốc, lớn nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, tính đến hết tháng 12/2023, số vốn giải ngân của Bộ Giao thông vận tải đạt khoảng 90% kế hoạch được giao (94.161 tỷ đồng), cao nhất trong lịch sử và là đơn vị đứng đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân
– Giải ngân vốn đầu tư công 12 tháng ước đạt 73,5% kế hoạch năm 2023
– Hải Phòng: Năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 13,16%
– Kết thúc năm 2023, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam dù đã được cải thiện nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng trung bình, khi chỉ đạt 48,9 điểm trong tháng 12
– PMI tháng 12 có 3 điểm nổi bật: Giá đầu ra tăng nhẹ nhất trong năm tháng; số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng tiếp tục giảm; việc làm hầu như ổn định.
– Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2023 đạt 70% so với năm 2019. Xét theo châu lục, thị trường khách từ châu Đại dương và châu Mỹ có mức phục hồi tốt nhất (99% và 93%); châu Âu (67%) và châu Phi (63%) phục hồi chậm. Châu Á mới đạt 68%. Tuy vậy, thị trường truyền thống Trung Quốc mới đạt tỷ lệ phục hồi 30%. Ở thời điểm trước dịch, thị trường này chiếm gần 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
– Bắc Giang tìm chủ cho hai dự án hơn 5.000 tỷ đồng
- THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tiêu cực với đa phần thị trường giảm mạnh
– Chứng khoán Hàn Quốc lao dốc và ghi nhận phiên tệ nhất trong hơn hai tháng khi các nhà đầu tư quyết tâm chốt lời.
– Ông Tập nói việc Trung Quốc ‘thống nhất’ với Đài Loan là điều ‘không thể tránh khỏi’ trong bài phát biểu đầu năm mới vào Chủ nhật (31/12).
– Chứng khoán Mỹ khởi động phiên đầu tiên của năm mới trong ngày thứ Ba (2/1) khá nhẹ nhàng với Dow Jones nhích nhẹ, trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite điều chỉnh do lợi suất trái phiếu kho bạc vượt mức 4%.
– Tăng gần 60 lần, cổ phiếu Apple “vô địch” về lợi nhuận tại Mỹ 20 năm qua
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch giảm quanh 1%
– Chỉ số MSCI toàn cầu, thước đo chung về cổ phiếu của các thị trường phát triển toàn cầu, tăng 22% trong cả năm 2023 và đánh dấu mức tăng tốt nhất trong 4 năm gần đây.
– Eurozone dự kiến sẽ chỉ đạt được mức tăng GDP yếu ớt trong môi trường lãi suất cao dẫn đến khả năng xảy ra biến động trên thị trường năng lượng.
– Dòng tiền mặt từ Trung Quốc đang đổ vào thị trường bất động sản châu Á
– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 chỉ tăng 3,1%, mức giảm mạnh so với 9,1% hồi tháng 6 năm 2022
– BRICS: Argentina sẽ không gia nhập khối vào tháng 1/2024. Tuy nhiên, BRICS vẫn sẽ có thêm 5 quốc gia mới gia nhập vào năm 2024. Đó là Ai Cập, Ethiopia cùng 3 cường quốc năng lượng là Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Iran.
– Hàn Quốc lần đầu ghi nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong hơn 30 năm
– Lạm phát giá tiêu dùng của Anh đã giảm mạnh xuống 3,9% trong tháng 11, và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã được điều chỉnh giảm về mức tăng trưởng âm 0,1% trong quý 3. Kinh tế Anh có thể đang suy thoái, và đây là nền kinh tế phục hồi yếu thứ hai sau đại dịch COVID-19 trong Nhóm các nước Công nghiệp Phát triển Hàng đầu Thế giới (G7), sau Đức.
– Hãng Maersk tạm dừng hoạt động vận tải qua Biển Đỏ
– BYD lần đầu tiên vượt lên trước Tesla để trở thành hãng xe điện có doanh số lớn nhất thế giới tính theo quý.
– Dự báo kinh tế châu Á 2024: Nhiều nước nới lỏng tiền tệ, Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm, Trung Quốc chậm phục hồi
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Michael Saylor bán 216 triệu USD cổ phiếu của mình để mua thêm Bitcoin
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng mạnh lên 45.900 USD thì sang phiên hôm nay đã chững lại và giằng co nhẹ quanh ngưỡng 44.800 cho đến cuối ngày.
– Năm 2023, bitcoin tăng 156%, đánh dấu năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2020. Riêng trong quý 4/2023, giá bitcoin tăng hơn 50%.
– Nguồn cung dầu diesel ở châu Á dự kiến tăng vọt trong năm 2024 nhờ các nhà máy lọc dầu mới đi vào vận hành ở Trung Đông và xuất khẩu mạnh mẽ từ Trung Quốc. Các nhà phân tích và nguồn tin thương mại nhận định, nguồn cung diesel có khả năng vượt xa tốc độ tăng trưởng nhu cầu của khu vực trong năm mới.
– Sau khi tăng vọt trên 5 USD một gallon vào năm 2022, giá xăng đã giảm đáng kể vào năm 2023. GasBuddy dự đoán giá xăng trung bình hàng năm ở Mỹ sẽ giảm trở lại vào năm 2024, giúp người tiêu dùng chi tiêu ít hơn khoảng 32 tỷ USD cho nhiên liệu so với năm 2023.
– Mỹ đã vượt Australia và Qatar để trở thành nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới trong năm 2023, với khối lượng 91,2 triệu m3 tấn.
– Hoạt động xuất khẩu khởi sắc sau khi cơ sở xuất khẩu hàng đầu là Freeport LNG nối lại hoạt động sau 8 tháng tạm dừng vì vụ hỏa hoạn hồi tháng 6/2022.
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,32 USD (-0,45%), xuống 70,06 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,36 USD (-0,47%), xuống 75,53 USD/thùng.
– Tỷ giá VND/USD 24.385, tăng 60 đồng so với hôm qua, trong khi đó, chỉ số DXY đang ở mức 102,34 điểm, tăng 0,22%
– Vàng SJC hiện đứng ở mức 72,50 – 75,52 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
– Đồng bảng Anh vừa có một năm khởi sắc nhất so với đồng USD kể từ năm 2017, nhưng triển vọng trong năm 2024 của đồng tiền này lại bị phủ bóng bởi một nền kinh tế đang suy yếu và những diễn biến xung quanh cuộc bầu cử sắp tới.
– Theo dữ liệu, tỷ trọng dự trữ toàn cầu của đồng USD đã giảm mạnh, xuống dưới 60% trong quý III/2023.
– Số liệu thống kê của IMF cho thấy, tỷ trọng của đồng USD đã giảm từ khoảng 70% vào năm 2000. Đồng bạc xanh hiện vẫn là đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới, đồng Euro đứng thứ hai. Và tỷ trọng đồng Euro cũng đã giảm, xuống 19,6%. Tỷ trọng dự trữ thế giới của đồng Yen Nhật đã tăng lên 5,5% từ mức 5,3% trong giai đoạn ba tháng trước; tỷ trọng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, Bảng Anh, CAD và Franc Thụy Sĩ ít thay đổi.
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 3,9 USD xuống 2.059 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục giảm nhưng với biên độ thấp và về gần 2.056 USD/ounce vào cuối ngày.
– Giá vàng giao ngay tăng 13% trong năm 2023, mức tăng hàng năm đầu tiên kể từ năm 2020.
– USDA: Tiêu thụ cà phê thế giới cao kỷ lục, tồn kho chạm đáy 12 năm
– Trung Quốc khôi phục thuế than, đe dọa các nhà xuất khẩu Nga
– Năm 2023, thị trường gạo toàn cầu chứng kiến sự biến động mạnh do lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Thêm vào đó, tình trạng biến đổi khí hậu, nhất là hiện tượng thời tiết El Nino diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng tới các nước sản xuất gạo chủ chốt. Giá gạo thế giới tăng cao và nguồn cung hạn hẹp trở thành mối nguy mới đối với an ninh lương thực toàn cầu.
– Giá đậu tương xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 do triển vọng nguồn cung
– Giá quặng sắt tăng 3 phiên liên tiếp đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2022 nhờ kỳ vọng vào việc Trung Quốc sẽ tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế.