CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

16/10: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên tuần vừa rồi, ngày 13/10, VN-Index tăng 3.12 điểm, chốt ở mốc 1,154.73 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.27%. 

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 13/10 bán ròng tổng lượng là 257.659 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 13/10 bán ròng với tổng giá trị là 430.84 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Viễn thông, Dầu khí, Hoá chất,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN

  • DOANH NGHIỆP
– NLG: Lợi nhuận phần lớn sẽ được ghi nhận trong quý 4/2023
– BMP: Nhu cầu vật liệu xây dựng giảm 50%, KQKD quý 3/2023 của Nhựa Bình Minh “đi lùi”
– PGB: PG Bank hậu chia tay Petrolimex: sẽ phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 40%
– LPB: Ngân hàng LPBank sẽ không bị ảnh hưởng từ Thông tư mới của Ngân hàng Nhà nước
– Là doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhưng giá gạo tăng cao không được hưởng lợi do chi phí quá lớn, cộng với liên tiếp nhận tin xấu trong bối cảnh chuyển giao lãnh đạo, Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (mã CK: TAR) đang ở trong giai đoạn tương đối khó khăn.
– Cổ đông lớn từ Hà Tĩnh lộ diện ở Cao Su Sao Vàng sau nhịp tăng 60%
– VCG: Công ty con nợ cao gấp 7,6 lần vốn chủ sở hữu, Vinaconex “ra tay tương trợ”
DIG: DIC Corp lên kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng với mục tiêu doanh thu 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.400 tỷ đồng trong năm 2023. Đây có thể được coi là một mục tiêu quyết liệt, vì nó đòi hỏi sự nỗ lực lớn để đạt được, đặc biệt khi doanh nghiệp ghi nhận giảm sút đáng kể trong doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm.
– NCB tổ chức đại hội bất thường bầu ba thành viên HĐQT mới
– MHC (MHC) muốn thoái toàn bộ vốn tại Thekla
– FLC: 19 ngân hàng nhận lệnh cưỡng chế nợ thuế của FLC
– Quyền Tổng Giám đốc SeABank muốn bán ra hơn 5 triệu cổ phiếu
  •  CỔ TỨC
– 3 doanh nghiệp sắp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40 – 150%
– Nhiều doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt trong tuần tới: PNJ, FPT Telecom, Digiworld,…
– ICT: Sắp trả cổ tức nằng tiền, tỉ lệ 10%
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Sắc xanh quay trở lại, BIDV thông qua kế hoạch chia cổ tức
– Sau 4 tuần giảm liên tiếp, thị trường chứng khoán có tuần giao dịch 9-13/10 tương đối khởi sắc. Hầu hết các nhóm cổ phiếu đều có diễn biến tăng tốt, nổi bật là nhóm bất động sản khu công nghiệp, dầu khí, phân bón, hoá chất… Kết thúc tuần, chỉ số VN-Index tăng 2,32% so với tuần trước lên mức 1.154,73 điểm, dù vậy dòng tiền vẫn mất hút, thanh khoản sụt giảm cho thấy tâm lý nhà đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng trở lại thị trường.
– Thanh khoản trên thị trường tiếp tục ở mức thấp với tổng giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 16.459 tỷ đồng, giảm 4,2% so với tuần trước
– Khối ngoại mạnh tay “xả hàng”, gần 2.000 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam bị bán ròng chỉ trong 1 tuần giao dịch, tăng gần 5 lần so với tuần trước.
– MWG bị khối ngoại bán ra mạnh nhất trong tuần qua với hơn 360 tỷ đồng, VPB và HPG cũng bị bán ròng vói giá trị lần lượt là 215 tỷ đồng và 167 tỷ đồng.
– Mặc dù thị trường chứng khoán hồi phục nhẹ trong tuần vừa qua nhưng khối tự doanh chứng khoán vẫn đang bán ròng 610 tỷ đồng trên sàn HoSE.
– Hai giao dịch chính khiến tự doanh tiếp tục rút tuần này. Thứ nhất là lệnh bán thỏa thuận cổ phiếu SGN. Thứ hai là ETF nội bị rút quỹ.
– NĐT cá nhân gom gần 2.200 tỷ đồng khi VN-Index tạm ngắt chuỗi giảm 4 tuần liên tục
  •  CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Doanh nghiệp mía đường đồng loạt “cài số lùi” cho kế hoạch kinh doanh
– Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý vừa công bố báo cáo cập nhật danh mục đầu tư đến hết ngày 5/10 với tỷ trọng tiền mặt giảm xuống 0,56% (khoảng 9,6 triệu USD – giảm 75% so với tuần trước đó) – mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây của quỹ và gần như hết dư địa giải ngân. Động thái này diễn ra ngay trước tuần hồi phục gần nhất của thị trường chứng khoán. Từ ngày 6/10 đến 13/10, VN-Index đã tăng điểm 6 phiên liên tiếp (+35 điểm) qua đó vượt kháng cự 1.150 điểm.
– PDR: 420 tỷ đồng trái phiếu của Phát Đạt được đăng ký giao dịch trên HNX
– Tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn ngân hàng vượt 6%
– Giá điện, hỗ trợ lãi suất 2%, bán chéo bảo hiểm vào dự kiến kiểm toán năm 2024
  •  VIỆT NAM
– Tháng 9/2023, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng tháng thứ 8 liên tiếp
– Nhà máy bán dẫn 1,6 tỷ USD đi vào hoạt động, Amkor muốn hình thành cả hệ sinh thái tại Việt Nam
– Đồng Nai kiến nghị gia hạn 3 mỏ đất để “cứu” cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
– Dịch tả lợn châu Phi bùng phát, hơn 34.000 con lợn bị tiêu hủy
– Việt Nam chi 246 triệu USD nhập LPG từ UAE, tăng 800%
– Bình Dương quy hoạch thêm 15 KCN tổng diện tích hơn 10.000 ha
  • THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng quanh 2%, Nikkei bị bán tháo phiên thứ 6 tuy nhiên vẫn tăng tới 4% trong tuần.
– Hang Seng dù giảm mạnh 2,33% phiên thứ 6 tuy nhiên vẫn tăng 1,7% trong tuần. Cổ phiếu công nghệ giảm 3,5%, với JD.com giảm tới 11,5%, chạm mức thấp kỷ lục kể từ khi ra mắt vào tháng 6/2020.
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn có tuần giao dịch trái chiều với các chỉ số tăng giảm không đồng thuận
– Phố Wall tuần qua: S&P 500 có tuần tăng thứ 2, Dow Jones tăng, Nasdaq giảm nhẹ
– Hàn Quốc: Vay nợ hộ gia đình từ các ngân hàng tăng tháng thứ 6 liên tiếp
– Ả-rập Xê Út hủy bỏ thỏa thuận hòa bình với Israel
– Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hy vọng kết thúc nhiệm kỳ bằng một thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Israel và Saudi Arabia, nhưng điều đó giờ đây dường như khó xảy ra. Xung đột Israel – Hamas cũng sẽ buộc các quốc gia Arab khác xem xét lại các quyết định gần đây về bình thường hóa quan hệ với Israel.
– Trung Quốc cấp phép thử nghiệm “taxi bay” đầu tiên trên thế giới: Giá hơn 7 tỷ đồng, chở được tối đa 620kg, tốc độ 130km/h
– Khủng hoảng bất động sản leo thang, Trung Quốc thành lập Ủy ban Tài chính Trung ương mới
– Đồng minh của ông Trump mở đường đến ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ
– Lệnh trừng phạt bủa vây, Nga siết chặt quan hệ với Trung Á
– Gánh khoản nợ tương đương 82% GDP quốc gia, Malaysia dự kiến tăng thuế và cắt giảm trợ cấp
– Người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell nhấn mạnh khối này rất nghiêm túc với Trung Quốc, mong muốn Bắc Kinh cũng xem EU với vị trí tương tự.
– Mỹ điều tàu sân bay thứ 2 tới hỗ trợ Israel
  •  VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Hamas được ủng hộ 41 triệu USD bằng tiền mã hóa
– Hoạt động rửa tiền điện tử & Defi đạt kỷ lục 7 tỷ USD
– MetaMask bị gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng App Store
– Đài Loan công bố Luật tiền điện tử ‘Đặc biệt’ vào tháng 11 năm 2023
– Gã khổng lồ Mastercard đã hoàn thành đơn đăng ký thí điểm tiền kỹ thuật số với Ngân hàng Dự trữ Úc
– Ferrari chính thức chấp nhận thanh toán bằng crypto
– Góp phần ảnh hưởng tiêu cực tới diễn biến thị trường, giá dầu bật tăng trước quan ngại xung đột Israel-Hamas có thể khiến cho căng thẳng địa chính trị leo thang tại khu vực Trung Đông. Cả hai chỉ số giá dầu đều tăng hơn 5% trong phiên giao dịch 13/10.
– Giá dầu Brent khép lại tuần giao dịch vừa qua với mức tăng 7,5% trong khi WTI cũng ghi nhận mức tăng 5,9% từ đầu tuần.
– Ở một diễn biến khác, Mỹ vừa áp lệnh cấm vận đối với chủ sở hữu đội tàu chuyên vận chuyển dầu của Nga có mức giá cao hơn giá trần mà G7 đang áp dụng nhằm lấp những lỗ hổng từ cơ chế này.
– Iran có kế hoạch tăng sản lượng dầu mỏ để xuất khẩu
– Giá dầu thô tăng đang lan rộng ra nền kinh tế toàn cầu, đẩy giá đường, cao su và các hàng hóa thiết yếu khác tăng cao, đồng thời góp phần gây áp lực lạm phát dai dẳng.
– Phiên giao dịch cuối tuần (14/9), giá vàng thế giới tiếp tục leo thang, tăng thêm hơn 60 USD/ounce lên mức 1.932 USD/ounce.
– Vàng thế giới kết tuần tăng 5,49% tương ứng khoảng 100 USD, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất từ tháng 3/2023
– Trong nước, giá vàng vào cuối tuần đã tăng vọt lên mức đỉnh cao lịch sử, trên 71 triệu đồng/lượng (giá bán ra). Tỷ giá cũng ở mức rất cao, trên 24.600 đồng/USD (giá bán). USD tự do lên trên 24.700 đồng.
– EU và Mỹ chuẩn bị áp thuế cao với nhôm, thép Trung Quốc
– Giá quặng sắt kỳ hạn tiếp tục giảm do lo ngại về nhu cầu ngắn hạn ở Trung Quốc, nơi nhiều nhà máy thép bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận âm đã hạn chế sản xuất. Tuy nhiên, hy vọng về kích thích kinh tế bổ sung của Bắc Kinh và các số liệu thương mại hàng hóa bớt sụt giảm trong tháng 9, đã giúp hạn chế tốc độ giảm giá quặng sắt trong tuần này.
– Đường kỳ hạn 12/2023 tăng 2,3% trong tuần. Các đại lý cho biết thị trường tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ những lo ngại rằng một sự kiện thời tiết El Nino sẽ hạn chế sản xuất tại các nhà sản xuất lớn ở châu Á bao gồm Ấn Độ và Thái Lan.
– Theo dữ liệu từ Sàn giao dịch liên lục địa London (ICE), giá khí đốt tự nhiên ở khu vực Tây Âu đã tăng thêm 5% vào ngày 13/10, lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 4.
– Giá đường đã tăng lên cùng với giá dầu thô kể từ tháng Bảy, khi Saudi Arabia (A-rập Xê-út) và Nga quyết định gia hạn các kế hoạch cắt giảm nguồn cung. Theo Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ, khu vực phi thương mại, trong đó có các quỹ đầu tư, đang nắm giữ 239.240 hợp đồng đường thô kỳ hạn tính đến ngày 26/9, tăng 9% so với cuối tháng Sáu
– Thị trường gạo “án binh” chờ quyết định của Ấn Độ về thuế xuất khẩu

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button