CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
20/02: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên tuần vừa rồi, ngày 17/02, VN-Index có phiên giao dịch khá giằng co, tăng 1.02 điểm, chốt ở mốc 1,059.31 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.10%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại phiên 17/02 bán ròng tổng lượng là 2.605 tỷ đồng
Top NN mua ròng
Top NN bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 17/02 bán ròng với tổng giá trị là 67.47 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Công nghệ, Viễn thông, Dầu khí, Tài nguyên,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN
- DOANH NGHIỆP
– Novaland xin ý kiến cổ đông ủy quyền cho HĐQT thực hiện mua, bán tài sản
– Kịch hay tại Sacombank
– CTD: 2022 có thể xem là một năm khá đáng nhớ, bởi đây là năm đầu tiên sau “thời kỳ nội chiến” (2019-2020), công ty có doanh thu tăng trưởng.
– VinFast chính thức được cấp phép xây dựng nhà máy tại Mỹ
– ‘Game’ đổi chủ tại ST8 – cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE. Không chỉ “game” thoái vốn, thay máu cổ đông, ST8 cũng thoái hết vốn tại loạt công ty con, tài sản đất đai.
– IBC: Apax Holdings của Shark Thủy đề xuất chuyển nợ học phí thành hợp đồng vay, lãi suất như ngân hàng
– VHM: Vinhomes chuyển nhượng cho công ty mẹ cổ phần dự án 35.000 tỷ ở chân đèo Hải Vân
– Bảo hiểm AAA sau một năm về với Bamboo Capital: Đứng thứ 4 thị trường về tốc độ tăng trưởng doanh thu, mục tiêu tăng tối thiểu 200% trong năm 2023
– BCG: Gặp khó trong M&A, tiết lộ mục đích gọi vốn mảng năng lượng tái tạo
– IBC: Apax Holdings của Shark Thủy đang vay nợ bao nhiêu, kế hoạch trả nợ thế nào?
– MVN: Điều tra bổ sung vụ “rút ruột” hàng tỷ đồng của Vinalines và MMS
– JVC: Khai sai thuế, Thiết bị Y tế Việt Nhật bị Cục thuế TP. Hà Nội xử phạt
– MWG: Vì sao Thế giới di động bất ngờ tuyên bố rút hoàn toàn khỏi Campuchia và dồn lực vào Indonesia?
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– 5 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn tuần tới
– Khối ngoại quay đầu bán ròng tuần 13-17/2, đâu là tâm điểm?
– FLC: 64.700 cổ đông sở hữu cổ phiếu FLC bị huỷ niêm yết có thể làm gì lúc này?
– Top 10 ông lớn ngân hàng “so găng” cho vay bất động sản
– Trong những tháng cuối năm 2022, nợ xấu ngành ngân hàng có dấu hiệu gia tăng và tình trạng này có khả năng sẽ kéo dài.
– Sửa đổi Nghị định 65: Hỗ trợ thị trường trái phiếu phát triển
– Bộ Tài chính: Nhiều doanh nghiệp bất động sản nguồn lực hạn chế nhưng vẫn được cấp phép dự án
– Hiểu đúng về 2 gói tín dụng 110.000 tỷ và 120.000 tỷ đồng dành cho thị trường bất động sản
– Chủ tịch GP.Invest: Một số công ty xây dựng top 10 Việt Nam đứng trước nguy cơ về tài chính, không được chủ đầu tư thanh toán, bị gán nợ bằng BĐS chưa đủ pháp lý
– Tổng giám đốc Vietcombank: Chúng tôi không hạn chế cấp tín dụng cho bất động sản, nhưng doanh nghiệp phải hạ giá xuống!
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– STB: Nước ngoài bán ròng 13,4 triệu cổ phiếu STB khi vấn đề “room” ngoại tại Sacombank chưa ngã ngũ
– Dragon Capital bán ra hơn 10 triệu cp DXG chỉ trong 3 ngày
– BCG Energy muốn tăng lãi suất cho hai mã trái phiếu từ 10% lên 14%/năm
– Novaland (NVL) dự phát hành cổ phiếu ESOP trong năm 2023
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Nhóm cổ phiếu dầu khí có tuần giao dịch ấn tượng. Mã PVS ghi nhận mức tăng tốt 9,24%, PVD leo dốc 8,62%, PVC tăng tốt 6,47%, PVB tăng 4,1%.
– Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: BID kéo thị trường, khối ngoại đổi chiều, bán ròng hàng trăm tỷ STB
– VN-Index có tuần giao dịch thận trọng khi chỉ tăng nhẹ hơn 4 điểm. Mặt khác, rủi ro giảm điểm vẫn còn khi khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì dưới trung bình 20 ngày và khối ngoại đã quay sang bán ròng trở lại.
– Khối ngoại bán ròng gần 541 tỷ đồng trên sàn HOSE
– Tuần này khối nhà đầu tư nước ngoài xác lập tuần đầu tiên khối ngoại bán ròng kể từ đầu tháng 11/2022.
- VIỆT NAM
– Ngành than Việt Nam lần đầu khoan thăm dò thành công ở độ sâu kỷ lục 1.320m
– Năm 2022: Loạt ông lớn “làng” thầu “gục ngã” trên công trường xây dựng
– Xuất khẩu cao su tháng 1 giảm hơn 50% cả lượng và giá trị
- THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều trong tuần với đa phần thị trường giảm, Các chỉ số của Trung Quốc là tâm điểm khi Shanghai giảm 1,12% và Hang Seng giảm 2,22%
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn giảm phiên thứ 6 tuy nhiên có 1 tuần giao dịch tích cực, chỉ số đều tăng trên 1%
– Tính cả tuần này, các chỉ số Phố Wall có kết quả không đồng nhất. Dow Jones giảm 0,13% cả tuần, đánh dấu tuần giảm thứ ba liên tiếp. S&P 500 giảm 0,28%, tuần giảm thứ hai liên tiếp. Trái lại, Nasdaq tăng 0,59% trong tuần.
– Fed được dự đoán sẽ có thêm 3 đợt tăng lãi suất trong năm 2023, dự kiến mức lãi suất cuối cùng của Fed là 5,3% vào tháng 7 tới.
– Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tháng 1/2023 tăng 6,4% so với cùng kỳ, cao hơn so với mức dự báo 6,2%. Như vậy, lạm phát ở Mỹ giảm tháng thứ 7 liên tiếp từ mức 9,1% hồi tháng 6/2022.
– Tập đoàn thực phẩm Nestle tiếp tục tăng giá sản phẩm do lạm phát
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Trên thị trường tiền ảo, giá Bitcoin lúc hơn 7h sáng nay đứng ở 24.630 USD, tăng gần 3,5% so với cách đó 24 tiếng và tăng gần 14% trong 1 tuần. Trước đó, có lúc giá Bitcoin lên sát mốc 25.000 USD, cao nhất kể từ tháng 6/2022 trong khi Ether tăng 11%. Thị trường tiền điện tử đã đột ngột tăng giá mạnh, bất chấp bị “trấn áp” ở Mỹ.
– Các đồng tiền khác trong top 10 tiền ảo cũng tăng vọt, với Polygon bứt phá 26%, Cardano tiến 12% và Dogecoin tăng 7.5%.
– Bloomberg: Binance cũng đang đánh giá lại các khoản đầu tư vốn mạo hiểm ở Mỹ và sẽ xem xét hủy niêm yết các mã thông báo khỏi bất kỳ dự án nào có trụ sở tại nước này, bao gồm cả stablecoin USD Coin trong bối cảnh sàn giao dịch này bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý như Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), Bộ Tư pháp và Sở Thuế vụ…
– CZ phủ nhận tin đồn “Binance cân nhắc huỷ niêm yết các dự án đặt trụ sở tại Mỹ”
– Nga và Nhật Bản đồng loạt thí điểm CBDC vào tháng 4/2023
– Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London giảm 2,14 USD/thùng, tương đương giảm 2,5%, còn 83 USD/thùng. Tại New York, giá dầu thô WTI giao sau giảm 2,15 USD/thùng, tương đương giảm 2,7%, còn 76,34 USD/thùng.
– Cả tuần, giá dầu Brent giảm 3,9% và giá dầu WTI giảm 4,2%.
– Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 15/2 cho biết cho biết Trung Quốc sẽ chiếm gần 50% mức tăng nhu cầu dầu thô trong năm 2023 sau khi nước này nới lỏng các biện pháp kiềm chế dịch COVID-19. Thế giới có thể thiếu dầu nửa cuối năm nay. Trong khi đó, sản lượng từ Nga có thể vẫn bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Thông tin này sẽ tác động tích cực giúp giá dầu thế giới tiếp tục tăng và giữ ở mức cao.
– Ông Putin nói Gazprom sẽ đứng vững nhờ châu Á
– “Đối với tôi, ẩn số lớn nhất với thị trường năng lượng thế giới trong những tháng tới chính là Trung Quốc”, giám đốc IEA khẳng định.
– Một báo cáo công bố trong tuần này cũng cho thấy lượng tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 10/2 tăng thêm 16,3 triệu thùng, đạt 471,4 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 6/2021.
– Thị trường vàng tuần qua: Giá vàng thế giới hồi phục từ đáy, trong nước tiếp tục đi xuống
– Năm 2022, các ngân hàng trung ương đã mua vào 1.136 tấn vàng – mức mua ròng cao thứ 2 được ghi nhận kể từ năm 1950, đánh dấu 13 năm liên tiếp ngân hàng trung ương mua ròng vàng.
– Trung Quốc sẽ bổ sung dự trữ 20.000 tấn thịt lợn đông lạnh để bình ổn thị trường
– Giá khí đốt châu Âu xuống dưới 50 euro/MWh lần đầu tiên kể từ cuối năm 2021. Hiện giá khí đốt loại này thấp hơn 800% so với mức cao kỷ lục đạt được ngay sau khi xung đột giữa Nga – nước cung cấp khí đốt chủ chốt của châu Âu – và Ukraine (U-crai-na) bùng phát gần một năm trước.