CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

13/03: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 12/03, VN-Index tăng 9.51 điểm, chốt ở mốc 1,245.00 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.77%.

Ảnh:Trading View

1/ Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch NĐT nước ngoài

  • Kết thúc phiên (12/03) khối ngoại bán ròng 255.36 tỷ đồng trên tổng 3 sàn.

Top khối ngoại mua ròng

Top khối ngoại bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 12/03 bán ròng với tổng giá trị là 148 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Viễn thông, Hoá chất, Bảo hiểm,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 12/03

  •  DOANH NGHIỆP
– DGW: Thâu tóm mảng cầm đồ, chi phí của Digiworld đồng loạt gia tăng, phải vay thêm 800 tỷ
– CTR: Lên đỉnh lịch sử, Chủ tịch Digiworld thắng lớn tại Công trình Viettel, tỷ lệ sở hữu liên quan lên tới 5% vốn CTR
– Ngày đầu chào sàn HOSE, vốn hóa của VTP vượt mốc 9.500 tỷ đồng, cổ phiếu tím ngắt +19,88%
– HPG: Với việc Hòa Phát mới chỉ giải ngân 1/3 vốn đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất 2 và phải mất thêm thời gian để xử lý các vấn đề pháp lý sẽ khiến tiến độ dự án này chậm so với kế hoạch khoảng 1 năm, dự kiến đi vào sản xuất từ cuối 2026.
– CTS: Chứng khoán VietinBank đặt kế hoạch lợi nhuận 2024 tăng hơn 21% và bầu toàn bộ thành viên HĐQT
– VRE: 2 Vincom Mega Mall và 4 Vincom Plaza sắp khai trương giúp VRE có thêm 171.000m2 sàn cho thuê
– REE: CTCP Cơ điện lạnh được xem là doanh nghiệp khá “trung thành” với các mảng kinh doanh cốt lõi. Tuy nhiên, “bước hụt” của mảng điện và cơ điện trong năm 2023, đã đặt ra nhiều nghi ngờ về triển vọng của REE trong tương lai.
–  CTG: VietinBank đặt mục tiêu trần nợ xấu đến 2025 ở mức 2%, , cao hơn đáng kể so với chỉ số này tính đến cuối quý IV/2023 ở mức 1,13%.
– ADS: Dệt sợi Damsan “cài số lùi” lợi nhuận năm 2024
– HAGL Agrico (HNG): ‘Quý nhân’ chưa xuất hiện, mơ hồ kế hoạch huy động 18.090 tỷ đồng ‘bơm’ sang Lào
– QGM: Cơ cấu nguồn vốn của Angimex mất cân đối nghiêm trọng khi tiền đầu tư mua nhà máy – tài sản dài hạn bằng vốn phát hành trái phiếu ngắn hạn – thời hạn 1 đến 2 năm. “Vua gạo” một thời Angimex “bán tháo” tài sản để thu hồi vốn
– SZB: Sonadezi Long Bình vừa có khoản thu tăng đột biến, đặt mục tiêu lãi kỷ lục năm nay, cổ phiếu thăng hoa
– FRT: Càng nghi ngờ cổ phiếu càng tăng dựng đứng, nhiều ‘tay to’ thắng lớn khi đặt cược vào FPT Retail, một CTCK tạm lãi vài trăm tỷ chỉ sau ít tháng
– FPT: Khai trương văn phòng thứ 3 tại Hàn Quốc, mở rộng tiếp cận ‘cá voi’ trong mảng ô tô, robot, ngân hàng
– FOX: FPT Telecom ghi nhận 63 tỷ đồng nợ khó đòi với CTCP Sâm Ngọc Linh Kon Tum và phải dự phòng toàn bộ.
– PSH: Dầu khí Nam Sông Hậu tiếp tục chậm trả lãi trái phiếu
– Bất động sản CRV của Chủ tịch Đỗ Hữu Hạ giảm 85% vốn điều lệ tại một công ty con
– PV Power thu về hơn 1.500 tỷ đồng trong tháng 2, đã chốt giá điện cho dự án Nhơn Trạch 3 và 4
– Niêm yết chưa được 3 tháng, Siba Group đã thay Kế toán Trưởng và Trưởng Ban kiểm soát
– Lỗ luỹ kế hơn 500 tỷ, VCR muốn vay 1.500 tỷ tại VPBank
  • MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– SMC: Hai mẹ con Phó Chủ tịch SMC sang tay khối tài sản hơn 100 tỷ đồng, tương đương 10 triệu cổ phiếu.
– FTS: Phó Tổng Giám đốc Chứng khoán FPT muốn thoái bớt 217.000 cổ phiếu tại FTS
– SBT: Chủ tịch TTC AgriS Huỳnh Bích Ngọc muốn bán 15 triệu cổ phiếu SBT
– CMX: Phó Tổng giám đốc đăng ký bán bớt 80.000 cổ phiếu
– TNG: Giá ở vùng đỉnh của năm, Ủy viên HĐQT tiếp tục đăng ký bán 1,18 triệu cổ phiếu
– VCI: Chứng khoán Vietcap muốn phát hành thêm hơn 280 triệu cổ phiếu, tăng vốn gấp rưỡi lên hơn 7.000 tỷ đồng. Đặt kế hoạch 2024 tăng 23% lên 700 tỷ đồng.
– Hòa Phát (HPG) đặt kế hoạch 10.000 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 46% so với thực hiện năm 2023. Phát hành hơn 580 triệu cổ phiếu tăng vốn. Sau phát hành, HPG sẽ lưu hành gần 6,4 tỷ cổ phiếu.
– Giao thông Đèo Cả đăng ký niêm yết bổ sung hơn 82 triệu cổ phiếu HHV
– Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (TEG) niêm yết bổ sung 48 triệu cổ phiếu
  •  CỔ TỨC
– PAT: Vỡ kế hoạch chia cổ tức 140% do lợi nhuận “lao dốc”
– DPM: Không hoàn thành kế hoạch năm 2023, Đạm Phú Mỹ muốn hạ cổ tức tiền mặt
– DPM: Lên kế hoạch lợi nhuận năm 2024 tăng 2%, cổ tức 15%
  •  CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thị trường hồi phục khá đồng đều ở cả cổ phiếu vốn hoá lớn, vừa và nhỏ khi chỉ số VN30-Index, VNMID-Index và VNSML-Index đều tăng trên dưới 0,5%.
– Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ không khác nhiều so với cuối phiên sáng, với một số cổ phiếu riêng lẻ ở các nhóm bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp thu hút dòng tiền mua giá cao, với DPR, SIP, VRC chạm giá trần, CTR +4,8% lên 117.900 đồng
– VN-Index kết phiên tăng 9,51 điểm, tương đương 0,77%, lên tròn 1.245 điểm. Thanh khoản khớp lệnh ở mức khá, đạt 19.801 tỷ đồng.
– NĐT nước ngoài quay đầu bán ròng hơn 170 tỷ đồng trên HOSE. Tính trên toàn thị trường họ rút ròng hơn 210 tỷ đồng.
– MWG của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động bị xả ròng mạnh nhất với quy mô gần 262,8 tỷ đồng. Kế đó, VIX bị bán ròng hơn 145 tỷ đồng, cùng với MSN (54,2 tỷ đồng).
– EIB của Ngân hàng Eximbank dẫn đầu với giá trị gom ròng hơn 70,7 tỷ đồng.
– Trên sàn HoSE, tự doanh CTCK ghi nhận bán ròng 133 tỷ đồng, trong đó bán ròng 178 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh nhưng mua ròng hơn 44 tỷ tại kênh thoả thuận.
– Các CTCK bán ròng mạnh nhất tại cổ phiếu FPT với gần 37 tỷ đồng, theo sau VPB và TCB cũng bị bán ròng lần lượt 31 tỷ và 25 tỷ đồng
  •  CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Gọi tên 2 cổ phiếu tiềm năng hưởng lợi từ chuyển đổi đất trồng cây cao su sang khu công nghiệp
– Ngân hàng lên kế hoạch cho năm 2024: Nơi dè dặt lợi nhuận, nơi tăng hơn 90%
– Thị trường khởi sắc, lãnh đạo doanh nghiệp ồ ạt thoát hàng
– Chính phủ gửi công văn hỏa tốc họp khẩn với loạt doanh nghiệp Vingroup, Masan, FPT, Sungroup… Buổi họp tổ chức ngày 14/3 tại Văn phòng Chính phủ.
– Cuộc đua CASA ngân hàng: Từ “thách thức kép” 2023 sang “thuận lợi kép” 2024
– NHNN lại hút thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. NHNN đã hút ròng tổng cộng 30.000 tỷ đồng trong hai phiên liên tiếp, với lãi suất cùng ở mức 1,4%/năm.
– Sau công điện của Chính phủ, hàng loạt ngân hàng đã công bố lãi suất cho vay mua nhà
– Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, sẵn sàng tham gia vào dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, cũng như các dự án hạ tầng khác mà Việt Nam đang chuẩn bị triển khai.
– Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh không giải ngân gấp, nhanh cho hết gói 120.000 tỷ đồng vì đây là gói hỗ trợ phục vụ mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội
– Sẽ thanh tra việc bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  • VIỆT NAM
– So với tháng trước và cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh tháng 2/2024 tiếp tục giảm lần lượt 8,72% và 14,61%.
– Bắc Giang tìm chủ cho dự án 6.400 tỷ từng lọt ‘mắt xanh’ nhà Vinhomes
– Thi công cầm chừng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu vì thiếu mặt bằng, đất đắp, mới chỉ bàn giao được gần 20% mặt bằng.
– Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thông tin về dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam với dự kiến tổng vốn đầu tư 67 tỉ đô la Mỹ, triển khai vào năm 2027. Trong đó, có khoảng 30% vốn sẽ được huy động từ vốn nước ngoài. Bộ mong mong muốn phía Nhật Bản sẽ tham gia cung ứng vốn cho dự án này.
– Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, sẵn sàng tham gia vào dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, cũng như các dự án hạ tầng khác mà Việt Nam đang chuẩn bị triển khai.
– Quảng Ninh: Đứng thứ 3 cả nước về thu hút FDI năm 2023, địa phương này quyết tâm cán mốc 1 tỷ USD trong quý I
  • THẾ GIỚI
– Chứng khoán Mỹ phân hóa nhẹ trước thềm công bố báo cáo lạm phát tháng 2
– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ cho tháng 2/2024, dự kiến được công bố vào lúc 12 giờ 30 GMT ( 19 giờ 30 phút theo giờ Việt Nam) ngày 12/3. Nhiều khả năng CPI của Mỹ đã tăng 0,4% trong tháng trước và duy trì tốc độ hàng năm ổn định ở mức 3,1%.
– Các nhà giao dịch đang dự đoán Mỹ sẽ có từ 3 đến 4 đợt cắt giảm lãi suất, mỗi đợt 25 điểm cơ bản. Hiện thị trường đặt cược Fed có 70% khả năng thực hiện lần cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6/2024.
– Tình hình lạc quan trên các thị trường châu Á diễn ra bất chấp sự ảm đạm ở Phố Wall trước đó. Hang Seng hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 3%
– Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục lao dốc, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,34% trong khi Topix giảm 1,82%. Đà giảm chủ yếu đến từ các công ty xuất khẩu – nhóm sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi đồng yên tăng giá mạnh như hiện nay.
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn tiếp tục duy trì xu hướng tăng phiên thứ 2
– Công nghiệp ô tô Mexico thu hút nhiều nhà đầu tư Trung Quốc, trở thành lĩnh vực thu hút FDI lớn thứ 3 mà Trung Quốc đầu tư vào Mexico, chỉ đứng sau ngành sản xuất thiết bị máy tính (609 triệu USD) và năng lượng (410 triệu USD).
– Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người được xem là đồng minh lâu năm của Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã có buổi gặp gỡ ông Trump ở Florida vào hôm 8/3, cho biết ông Donald Trump sẽ không viện trợ cho Ukraine nếu tái đắc cử, hi vọng điều này sẽ góp phần chấm dứt chiến tranh.
– Châu Âu mua vũ khí nhiều gấp đôi, Pháp vượt Nga thành nước xuất khẩu thứ hai thế giới
– Đức: Đình công lan rộng nhiều ‘mặt trận’, thiệt hại tới 100 triệu EUR/ngày
  • VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Ông Donald Trump không cấm tiền ảo Bitcoin nếu tái đắc cử
– Bitcoin vượt mặt Bạc trên bảng xếp hạng những tài sản lớn nhất trên thế giới
– Bitcoin vượt qua Franc Thụy Sĩ để trở thành loại tiền tệ lớn thứ 13 trên thế giới
– Bitcoin chiều nay giao dịch quanh ngưỡng 72.000 USD, trong phiên có lúc gần chạm 73.000 USD
– MicroStrategy tiếp tục tích lũy thêm 12.000 Bitcoin giữa lúc giá tiền điện tử đang tăng phi mã.
– Israel công bố kế hoạch về CBDC
– SEC Thái Lan cho phép tổ chức và nhà đầu tư lớn đầu tư vào ETF Bitcoin
– Sàn Coinbase kháng cáo SEC, yêu cầu làm rõ quy định crypto
– Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Aramco của Ả Rập Xê-út sẽ cắt giảm nguồn cung dầu thô nặng sang Châu Á trong tháng 4 do bảo trì tại các mỏ, mặc dù sẽ đáp ứng đủ khối lượng đặt mua cho tháng tới.
– Giá dầu châu Á tăng trong phiên chiều 12/3, do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông tiếp tục làm dấy lên nhiều lo ngại cho nhà đầu tư. Nhưng mức tăng bị hạn chế do triển vọng nhu cầu giảm và thị trường chờ đợi báo cáo hàng tháng từ các tổ chức dầu mỏ.
– Theo tính toán của TASS, Nga đã thu được gần 187 tỷ USD từ việc cung cấp dầu, khí đốt và than cho một số quốc gia thân thiện vào năm ngoái, cao hơn 56 tỷ USD so với mức xuất khẩu trung bình sang các nước châu Âu trước khi họ áp đặt các lệnh trừng phạt chống Nga.
– Kazakhstan mở rộng nhiều tuyến đường xuất khẩu dầu trong năm 2024
– Philippines mời Mỹ tham gia kế hoạch khai thác dầu, khí đốt ở Biển Đông, Trung Quốc phản ứng
– Giá vàng châu Á trượt khỏi mức cao kỷ lục vào chiều 12/3 và neo tại 2.172 USD/ounce, khi giới giao dịch chuẩn bị đón báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ vào cùng ngày.
– Tỷ giá VND/USD 24.652, tăng 17 đồng so với hôm qua, trong khi đó, chỉ số DXY đang ở mức 102,83
– Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có động thái hút tiền qua kênh tín phiếu, giá USD tự do quay đầu giảm tới 100 đồng chiều bán, về 25.600 đồng/USD. Tuy giảm nhưng mỗi USD ở thị trường “chợ đen” vẫn cao hơn ngân hàng trên 1.000 đồng.
– Giá vàng miếng phá vỡ kỷ lục, chạm ngưỡng 82,5 triệu đồng/lượng
– Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai tiếp tục giảm mạnh 5,4% trong phiên giao dịch thứ hai liên tiếp, xuống mức thấp nhất trong hơn bốn tháng, do các yếu tố cơ bản yếu ở Trung Quốc không khả quan.
– Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản tăng lên mức cao nhất 7 năm vào thứ Hai do lo ngại về thời tiết tại Thái Lan và triển vọng nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đã thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư.

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button