THẾ GIỚI

Chứng khoán Mỹ hồi phục sau phiên bán tháo mạnh nhất 2 năm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 14/9, một ngày sau khi làn sóng bán tháo "nhấn chìm" thị trường với mức giảm mạnh nhất trong vòng hơn hai năm trước dữ liệu lạm phát mới nhất.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 14/9, một ngày sau khi làn sóng bán tháo “nhấn chìm” thị trường với mức giảm mạnh nhất trong vòng hơn hai năm trước dữ liệu lạm phát mới nhất.

Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 30,12 điểm, tương đương 0,1%, lên 31.135,09 điểm sau khi có thời điểm giảm hơn 200 điểm trong phiên. Chỉ số S&P 500 tăng 0,34% lên 3.946,01 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,74% lên 11.719,68 điểm.

Diễn biến chỉ số Nasdaq trong phiên giao dịch ngày 14/09. Ảnh: CNBC.

Xem thêm: Agriseco kỳ vọng lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản cải thiện tốt nửa cuối năm

Diễn biến thị trường phản ánh tâm lý nhà đầu tư phần nào được cải thiện sau phiên bán tháo mạnh trong ngày 13/09. Trong ngày hôm đó, chỉ số Dow Jones giảm gần 1.300 điểm, tương đương gần 4%, chỉ số S&P 500 giảm 4,3% trong khi Nasdaq giảm 5,2%. Đây chính là phiên giảm điểm mạnh nhất của cả ba chỉ số kể từ tháng 6/2020.

Làn sóng bán tháo đã được kích hoạt sau khi Cục Thống kê Lao động công bố dữ liệu lạm phát tháng 8 cao hơn dự báo. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,1% so với tháng 7 dù giá căng liên tục đi xuống. CPI cơ bản, không gồm chi phí năng lượng và thực phẩm, cũng tăng so với tháng trước, đồng nghĩa việc áp lực lạm phát đã lan rộng ra nhiều phân khúc hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế. Trước đó, giới chuyên gia đã dự báo CPI giảm 0,1%.

Trong ngày 14/9, dữ liệu đo lường giá cung ứng ở Mỹ cũng góp phần phản ánh thực tế áp lực lạm phát tiếp tục neo ở ngưỡng cao. Theo đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tính vắt tháng, chỉ số này giảm 0,1% so với tháng 7, khớp với dự báo của giới chuyên gia.

Đà tăng mạnh của một số chỉ số giá trong ngày 13/9 bắt đầu đảo chiều ngày hôm qua. Chỉ số WSJ Dollar Index giảm 0,3% trong khi giá dầu tăng khoảng 1%, góp phần đẩy nhóm cổ phiếu năng lượng tăng điểm mạnh nhất trong số các lĩnh vực kinh doanh thuộc S&P 500.

Tham khảo thêm: Tân Tạo kêu cứu vì nghi ngờ đang có âm mưu ‘thâu tóm thù địch’

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm, vốn tương đối nhạy cảm với kỳ vọng lãi suất, tăng từ 3,754% lên 3,782% ngày hôm qua. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 1 năm giảm nhẹ từ 3,422% xuống 3,411%. Đường cong lợi suất tiếp tục đảo chiều, tín hiệu dự báo về một cuộc suy thoái.

Trong tuần tới, các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ nhóm họp nhằm thống nhất chính sách lãi suất mới. Trên thị trường lãi suất tương lai, xác suất Fed tăng lãi suất 0,75% hiện ở ngưỡng 76% trong khi xác suất bước tăng 1% giảm xuống từ 33% trong ngày 13/9 xuống 24%, theo dữ liệu từ CME Group.

“Càng mất nhiều thời gian để kiểm soát lạm phát, đồng nghĩa với việc quá trình tăng lãi suất sẽ không sớm dừng lại, khả năng Fed đạt được hạ cánh mềm ngày càng giảm”, theo Eric Sterner, Giám đốc đầu tư tại Apollon Wealth Management. “Thị trường sẽ tiếp tục biến động mạnh trong một vài tháng tới”, ông đã nhận định.

Nguồn: Nguoidonghanh

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button