Có phải chịu tổn thất để giảm lạm phát – góc nhìn từ Mỹ
Cách đây không lâu, nhiều người đã dự đoán về một mùa hè lạm phát căng thẳng kéo dài. Trước sự ngạc nhiên của họ, điều đó đã không xảy ra. Giá tiêu dùng nói chung đã chững lại trong tháng 7 và dự báo tức thời – ước tính dựa trên dữ liệu sơ bộ – cho thấy lạm phát sẽ vẫn ở mức thấp trong tháng 8.
-
(BVS) CTCP Chứng khoán Bảo Việt trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 8%
-
Nhận định VN-Index tuần 26/09-30/09/2022 : Vùng hỗ trợ 1,170 -1,200 điểm giữ vững ?
Tuy vậy, tôi không biết liệu có bất kỳ nhà kinh tế nào tin rằng lạm phát đã bị đánh bại. Phần lớn những tin tốt gần đây là kết quả của việc giá xăng giảm mà giá giảm sẽ không duy trì được lâu. Đúng là chúng ta sẽ có thể nhận được một loạt tin tốt nữa từ việc giá lương thực giảm. Chỉ số giá lương thực toàn cầu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc cũng đã giảm mạnh vào tháng 7 và ảnh hưởng đó có lẽ sẽ thể hiện trên kệ siêu thị trong vài tháng sắp tới.
Trên thực tế, thì thịt bò đã trở nên rẻ hơn.
Tuy thế, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã rút ra nhiều kinh nghiệm không để chính sách bị chi phối bởi những thay đổi của giá thực phẩm và năng lượng biến động, còn lạm phát cơ bản vẫn còn ở mức cao. Do vậy, Fed sẽ không xoay trục. Họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt nền kinh tế, điều này có khả năng dẫn tới ít nhất là gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và rất có thể là một cuộc suy thoái.
Khi theo đuổi chiến lược này, Fed đang tuân theo chính sách chính thống. Thay vào đó, liệu có những chiến lược không chính thống, ít thiệt hại hơn mà chúng ta có thể làm theo hay không?
Tôi cũng muốn tin rằng có và đôi khi tư tưởng ngược chính thống cũng sẽ có tác dụng. Rất tiếc, tôi không nhìn thấy hướng cho phương án không chính thống trong các điều kiện hiện tại của Mỹ.
Xem thêm: (TDC) CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 7%
Nói một cách tổng thể, có hai cách để mà giảm lạm phát mà không đưa nền kinh tế trải qua một đợt thắt chặt gay go. Một đó là chính sách thu nhập: sự can thiệp trực tiếp của chính phủ, cho dù thông qua các biện pháp kiểm soát hoặc thuyết phục tinh thần, để hạn chế việc tăng giá. Hai đó là chính sách giữ giá giảm bằng cách mở rộng nguồn cung.
Những chính sách thu nhập từng có hiệu quả không? Có chứ. Ví dụ điển hình là Israel vào năm 1980, quốc gia đã trải qua lạm phát rất cao, và sau đó lạm phát đã giảm xuống.
Thành tựu này phần lớn có được nhờ vào một gói giải pháp bao gồm đóng băng tiền lương tạm thời và thiết lập mức giá trần. Và Israel xoay sở để chống lạm phát mà không phải chịu một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Nhưng dường như không có gì như vậy có thể xảy ra ở nước Mỹ hiện đại. Có một điều, Israel trong những năm 1980 chính là nơi mà bạn có thể tập hợp hầu hết các nhà kinh tế lớn lại với nhau trong một căn phòng duy nhất; Liên đoàn lao động Histadrut thời đó đã đại diện cho khoảng 80% lực lượng lao động.
Ngoài ra, lạm phát những năm 1980 của Israel có lẽ phản ánh phần lớn kỳ vọng lạm phát của chính họ. Khi đó là vấn đề của bạn, trường hợp chắc chắn là có thời gian chờ để phá vỡ chu kỳ. Nhưng đó không phải là những gì đang xảy ra ở Mỹ hiện nay, nơi mà kỳ vọng lạm phát dài hạn đã giảm đáng kể.
Và bất kỳ nỗ lực nào để kiềm chế lạm phát gây ra bởi nền kinh tế tăng trưởng nóng này bằng các biện pháp kiểm soát gần như chắc chắn sẽ bị phá vỡ ngay lập tức bởi các động lực thị trường.
Tham khảo thêm: (MSB) Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam phát hành cổ phiếu do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu
Điều này có nghĩa là Quốc hội và Tổng thống nên bỏ qua khả năng một số công ty đang lợi dụng nền tảng lạm phát để khai thác sức mạnh độc quyền của họ chăng? Không, một chút đặt tên và bôi xấu sẽ không gây hại gì và có thể đẩy nhanh quá trình kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần Fed thắt chặt – giảm lượng tiền đuổi theo nguồn cung hàng hóa hạn chế.
Trừ khi chúng ta có thể tăng nguồn cung hàng hóa. Chúng ta có thể giảm lạm phát bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng, từ đó tăng năng lực sản xuất của Mỹ không? Về nguyên tắc là có. Trên thực tế, nước Mỹ đang làm điều đó. Luật Cơ sở hạ tầng của năm ngoái và Luật Giảm lạm phát vừa mới ban hành, là các đạo luật đầu tư mà cuối cùng sẽ làm cho nước Mỹ có năng suất hơn và do đó hạn chế lạm phát – tôi nghĩ nhiều hơn mức mà một số người nhận ra.
Ngoài việc không chắc chắn về mặt quy mô, những lợi ích này sẽ mất nhiều năm để hiện thực hóa. Tôi cho là chính Fed cũng tin rằng nó đang đem lại hiệu quả. Cho đến nay, kỳ vọng về lạm phát vẫn được duy trì nhưng chúng ta không thể tin rằng tình trạng hạnh phúc vẫn tồn tại nếu lạm phát neo ở mức cao trong một thời gian dài. Do đó, Fed cần phải hành động để giảm lạm phát cơ bản một cách khá nhanh chóng.
Vì vậy, cách chính thống chính là giảm lạm phát bằng việc gây ra giảm phát. Vẫn chưa rõ liệu sự giảm tốc này có đủ nghiêm trọng để bị gán là suy thoái hay không, nhưng nó sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng ngay cả khi không phải vậy. Có rất nhiều điều tốt để nói về nền kinh tế tăng trưởng nóng và thị trường lao động thắt chặt, và chúng ta sẽ nhớ về chúng khi chúng biến mất. Nhưng dường như không có bất kỳ lựa chọn thay thế khả thi nào khác.
Đó là một thế giới điên rồ, thực vậy.
Nguồn: thesaigontimes