Chứng khoán Mỹ hồi phục, Dow Jones tăng gần 300 điểm
Tính tới lúc 23h15 ngày 11/10 (giờ Việt Nam), chỉ số Dow Jones tăng 299 điểm (tương đương 1.02%), S&P 500 tiến 0.35%, trong khi Nasdaq Composite cộng 0.17%.
-
Chứng khoán Mỹ nối dài đà hồi phục, Dow Jones tăng hơn 820 điểm
-
(VTP) Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel chi trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu
Chứng khoán Mỹ khởi sắc trong ngày 11/10 khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát và báo cáo tài chính từ các công ty dự kiến công bố trong tuần này.
Tính tới lúc 23h15 ngày 11/10 (giờ Việt Nam), chỉ số Dow Jones tăng 299 điểm (tương đương 1.02%), S&P 500 tiến 0.35%, trong khi Nasdaq Composite cộng 0.17%.
Giá trái phiếu cũng giảm, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lên gần ngưỡng 4%.
Diễn biến trên xảy đến khi nhà đầu tư đang ngóng chờ dữ liệu lạm phát quan trọng dự kiến công bố trong tuần này để dự báo về lộ trình nâng lãi suất của Fed. Trong ngày 24/10, Mỹ sẽ công bố chỉ số giá sản xuất (PPI) và ngày kế đó họ sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Trong ngày 13/10, dữ liệu về doanh số bán lẻ tháng 9/2022 sẽ giúp nhà đầu tư có thể thông tin về sức tiêu thụ của người dân.
Lộ trình nâng lãi suất của Fed sẽ xác định liệu Mỹ có rơi vào suy thoái hay chỉ “hạ cánh mềm” trong thời gian tới.
“Đây là một môi trường chứng khoán tồi tệ, trong đó nền kinh tế suy yếu, nhà đầu tư không chắc chắn về lợi nhuận và quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed sẽ kéo dài bao lâu. Giới đầu tư hiện cũng đang e ngại rủi ro”, David Bahnsen, Giám đốc đầu tư tại The Bahnsen Group, cho biết. “Chúng tôi tin Fed sẽ nâng lãi suất thêm 1 hoặc 2 lần nữa cho tới khi lãi suất chuẩn chạm mức 4%. Sau đó họ sẽ tạm ngưng và đánh giá tác động từ chính sách tiền tệ”.
Ông trùm ngân hàng Jamie Dimon: Chứng khoán Mỹ có thể “dễ dàng” giảm thêm 20%
Trong ngày 10/10, CEO JPMorgan, Jamie Dimon cảnh báo rằng nhiều yếu tố tiêu cực có thể đẩy Mỹ và nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái vào giữa năm 2023.
Ông Dimon, CEO của ngân hàng lớn nhất tại Mỹ, cho biết nền kinh tế Mỹ “thực ra vẫn đang hoạt động tốt” tại thời điểm này và người tiêu dùng nhiều khả năng ở vị thế tốt hơn so với trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
“Tuy nhiên, bạn không thể nói về kinh tế mà không đề cập tới những yếu tố tương lai và mọi thứ khá nghiêm trọng”, ông Dimon cho biết tại hội nghị Techstars của JPMorgan ở London.
Theo ông, những tín hiệu đáng quan ngại bao gồm tác động của lạm phát quá cao, lãi suất tăng mạnh hơn dự báo, tác động khó lường của quá trình thắt chặt định lượng (QT) và cuộc chiến Nga-Ukraine.
“Đây là những yếu tố rất, rất nghiêm trọng và tôi nghĩ có thể đẩy nền kinh tế Mỹ và cả thế giới vào suy thoái trong 6-9 tháng tới (châu Âu đã trong suy thoái)”, ông Dimon cho biết.
Các nhận định của ông Dimon được đưa ra trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại khôn nguôi về khả năng suy thoái kinh tế vì cuộc chiến chống lạm phát của Fed và các NHTW trên thế giới. Ông Dimon cho biết Fed “đã chờ quá lâu và làm quá ít” khi lạm phát tăng lên đỉnh 40 năm và giờ thì họ phải “chạy theo lạm phát”.
“Bạn biết đấy, từ lúc này, tôi chúc cho ông ấy (Chủ tịch Fed Jerome Powell) thành công và cầu nguyện rằng họ có thể giảm tốc nền kinh tế đủ để chỉ gây ra hậu quả nhẹ nhàng. Kịch bản này vẫn có thể xảy ra”, ông nói thêm.
Sếp JPMorgan cho biết ông không biết chắc Mỹ sẽ suy thoái trong bao lâu, đồng thời nói thêm các thành phần tham gia thị trường nên đánh giá hàng loạt kết quả.
“Kết quả có thể từ rất nhẹ cho tới rất nặng và nhiều thứ sẽ phụ thuộc vào điều gì diễn ra với cuộc chiến này. Vì vậy, tôi nghĩ đoán định sẽ rất khó, hãy chuẩn bị”, vị chuyên gia này nhận định.
Khi được hỏi quan điểm về chỉ số S&P 500, ông Dimon cho biết chỉ số này có thể “dễ dàng giảm thêm 20%” từ mức hiện tại, đồng thời nói thêm “đợt giảm 20% kế tiếp sẽ gây nhiều thương đau hơn lần đầu”.
Nguồn: Vietstock