KIẾN THỨCPHÂN TÍCH CƠ BẢN

Cổ phiếu là gì? Cần biết gì khi tham gia đầu tư cổ phiếu?

Cổ phiếu được xem là một loại tài sản đặc biệt, là kênh đầu tư có tiềm năng lớn. Trước khi nhà đầu tư tham gia mua bán cổ phiếu phải hiểu rõ cổ phiếu là gì và cách thức giao dịch, khai thác lợi nhuận từ cổ phiếu đó như thế nào?

  1. Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là một loại chứng khoán, được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Cổ phiếu thường (hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông): Dùng để xác định quyền sở hữu của các cổ đông. Người nắm giữ cổ phiếu này sẽ có quyền quản lý, nhiều hơn là quyền kiểm soát công ty hay tham gia vào các cuộc họp Hội đồng quản trị, cũng như bỏ phiếu quyết định vào các vấn đề lớn của công ty.

– Cổ phiếu ưu đãi: Người nắm giữ cổ phiếu có thể nhận ưu đãi về cổ tức và quyền biểu quyết hay được hoàn lại phần vốn góp.

  1. Mục đích việc mua bán cổ phiếu?

Các cá nhân, tổ chức mua bán cổ phiếu, chủ yếu nhằm mục đích sau:

– Tìm kiếm lợi nhuận: thông thường đây được xem là mục đích chính khi mua bán cổ phiếu. Cổ phiếu là công cụ sinh lời cao và cũng là kênh đầu tư linh hoạt, hữu ích.

– Nắm quyền biểu quyết và quản lý công ty: Đối với những cá nhân, tổ chức muốn nắm quyền điều hành tại công ty, họ thường mua bán số lượng cổ phiếu khá lớn.

Cần biết gì khi đầu tư vào cổ phiếu?

 

  1. Những lưu ý khi đầu tư cổ phiếu.
  • Mệnh giá cổ phiếu:

Theo khoản 2 Điều 13 Luật Chứng khoán 2019, mệnh giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng.

Mệnh giá của trái phiếu được chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.

Như vậy, mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng. Các sàn giao dịch chứng khoán sẽ quy định giá mức giá tối thiểu mà nhà đầu tư phải bỏ ra khi tham giao dịch cổ phiếu.

  • Mua bán cổ phiếu ở đâu?

Các hoạt động mua bán cổ phiếu sẽ được thực hiện thông qua sàn giao dịch chứng khoán.

Điều kiện bắt buộc để các nhà đầu tư mua bán cổ phiếu thông qua sàn chứng khoán là phải có tài khoản tại một công ty chứng khoán. Bởi vậy, các nhà đầu phải đến một trong những công ty chứng khoán được thành lập hợp pháp để mở tài khoản.

  • Thuế phí phải đóng khi mua bán cổ phiếu

Trong giao dịch chứng khoán cũng giống như giao dịch các loại hàng hóa khác, nếu có phát sinh thu nhập từ việc mua bán chứng khoán, cá nhân phải chịu các loại thuế, phí như sau:

Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần (theo khoản 10 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi các cá nhân lưu ký chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm khấu trừ thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán theo mức 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần.

– Phí khi mua bán chứng khoán: Theo Phụ lục tại Thông tư 128/2018/TT-BTC cũng đã nêu rõ, mức phí mua bán chứng không được thu quá 5% giá trị của một lần giao dịch nhưng mức sàn lại không quy định. Cụ thể, phí giao dịch này sẽ được các sàn giao dịch chứng khoán quy định rõ.

  • Nên mua bán cổ phiếu hay trái phiếu

Cổ phiếu và trái phiếu đều được mua bán trên thị trường chứng khoán và đều có những rủi ro về giá do quy định cung cầu quyết định.

Cổ phiếu thường là công cụ đầu tư ngắn hạn, trái phiếu thì được nắm giữ trong thời gian lâu dài hơn.

Lợi nhuận do cổ phiếu mang lại sẽ lớn hơn nhưng đi kèm với đó là mức độ rủi ro cao. Trái phiếu có mức độ rủi ro thấp hơn vì lãi suất cố định và họ thường thu về lợi nhuận thấp hơn.

Do đó, việc nên đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu phụ thuộc vào năng lực tài chính, thời gian cần thu hồi vốn và mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư.

  • Chế tài xử phạt khi gian lận trong mua bán cổ phiếu

Theo Điều 12 Bộ Luật Chứng khoán 2019, một số hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động mua bán giao dịch chứng khoán như:

– Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành thiếu trung thực, lừa đảo, giả mạo tài liệu, dựng lên thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc giấu giếm thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.

– Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán hoặc cung cấp chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác.

Theo Khoản 3 Điều 132 Bộ Luật Chứng khoán 2019, mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm như trên là 10 lần khoản thu trái pháp luật có được từ hành vi vi phạm.

Trường hợp không có bất kỳ khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn so với mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 4. Điều này được áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 4 Điều này (03 tỷ đồng).

 

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button