CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Cổ phiếu thép tăng mạnh từ đáy: Qua cơn bĩ cực, có tới hồi thái lai?

Nhịp tăng khá mạnh thời gian đây đã đưa các cổ phiếu thép tạm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng khó có thể sẽ kỳ vọng vào một con sóng thực sự lớn khi ngành thép vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian sắp tới.

Thị trường chứng khoán đã có 2 phiên hồi phục tích cực liên tiếp từ đáy qua đó đã giải tỏa phần nào áp lực sau chuỗi ngày giảm điểm triền miên. Bên cạnh ngành ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt, nhóm ngành thép cũng không bỏ lỡ cơ hội để bật tăng trở lại. Bộ 3 cổ phiếu thép “đình đám”  đó là HPG (+11%), HSG (+17%) và NKG (+15%) đều ghi nhận mức tăng rất ấn tượng từ đáy.

Từ đầu tuần nay, HPG và NKG chỉ chững lại trong đúng một phiên ngày 11/10 và cùng “bỏ túi” một phiên tím lịm. Với cổ phiếu đầu ngành là HPG, ngày 12/10 là phiên tăng trần thứ 2 từ đầu năm và là phiên tím đầu tiên sau 7 tháng kể từ ngày 3/3. Trong khi, HSG thậm chí còn nổi bật hơn khi tăng một mạch 4 phiên và trong đó có 2 phiên tăng hết biên độ.

Cổ phiếu thép bật tăng khá mạnh từ đáy

Dù tăng mạnh trong  những phiên gần đây nhưng phần lớn các cổ phiếu thép vẫn còn giảm rất sâu so với đỉnh, bộ 3 HPG, HSG, NKG đều đã mất khoảng 55-65% so với thời điểm cách đây một năm. Việc cổ phiếu chiết khấu sâu đến mức định giá thấp hiếm thấy có thể là đã kích hoạt dòng tiền bắt đáy nhóm thép.

Theo như thống kê, mức định giá của hầu hết cổ phiếu thép đều đã gần bằng hay thậm chí xuống dưới giá trị sổ sách. Đặc biệt đối với HPG, theo VNDirect đánh giá, mức P/B xấp xỉ 1 lần là điều rất hiếm khi xảy ra, trừ những giai đoạn nền kinh tế đứng trước suy thoái hoặc khủng hoảng nghiêm trọng như Covid-19, hay vào giai đoạn 2011-2012.

P/B của hầu hết các cổ phiếu thép đều đã xấp xỉ, thậm chí dưới 1 lần

 

Về cơ bản, nhịp tăng khá mạnh trở lại đây đã đưa các cổ phiếu thép tạm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, khó có thể kỳ vọng vào một con sóng thực sự lớn khi mà ngành thép vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian sắp tới, đặc biệt khi chu kỳ tăng trưởng bùng nổ đã qua.

Sau giai đoạn tăng nóng vào cuối năm ngoái, giá thép thế giới đã quay đầu giảm mạnh từ đỉnh và đang có xu hướng tìm về vùng đáy cũ. So với đỉnh tháng 10 năm ngoái, giá thép thanh đã giảm khoảng 36% và gần như đánh mất toàn bộ thành quả tăng giá trong năm 2021 trước đó. Giá thép cuộn cán nóng (HRC) trong quý 3 đã giảm 32% so với cùng kỳ năm trước.

Xem thêm: Hướng dẫn cách vào room khuyến nghị của Phân Tích Chứng Khoán

Giá thép thanh thế giới đang có xu hướng tìm về đáy

 

Cùng xu hướng trên, giá thép xây dựng trong nước lập đỉnh trên 19 triệu đồng/tấn vào tháng 4 và 5 sau đó cũng liên tục giảm sâu về sát 15 triệu đồng/tấn. Chiều ngược lại, giá than cốc luyện thép lại đảo chiều tăng trở lại từ giữa tháng 9. Điều này sẽ làm tăng chi phí đầu vào sản xuất, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép.

Điển hình như Hòa Phát, SSI Research ước tính lợi nhuận sau thuế quý 3 của doanh nghiệp đầu ngành thép sẽ đạt khoảng 2.100 tỷ đồng, giảm 80% so với đỉnh đạt được quý 3/2021. Nguyên nhân chính là do giá thép giảm, giá than cốc lên cao làm tăng chi phí đầu vào và lỗ tỷ giá. Nếu dự báo của SSI Research là chính xác, quý 3 năm nay sẽ là thời điểm lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát xuống thấp nhất trong vòng 11 quý kể từ quý 4/2019 khi Covid-19 chưa bùng phát.

Xem thêm: Rất hiếm khi TTCK có mức định giá thấp như hiện tại

*Số liệu quý 3/2022 là số ước tính của SSI Research

 

Mặt khác, theo đánh giá của Agriseco, với việc đã giảm trước nhiều loại hàng hóa khác, giá thép có thể sẽ khó giảm mạnh nữa mà thiên về khả năng đi ngang. Đơn vị này cũng tính đến kịch bản giá thép có thể nhích tăng nhẹ khi Trung Quốc mở cửa, thị trường nhà ở sôi động trở lại dẫn đến nhu cầu vật liệu xây dựng tăng.

Ngoài ra, Châu Âu hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng khi các động thái cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga đã gây ra nhiều thiệt hại. Giá năng lượng ngày càng tăng khiến nhiều nhà sản xuất thép châu Âu buộc phải giảm bớt quy mô hoặc đóng cửa nhà máy. Theo ước tính, cuộc khủng hoảng này có thể làm giảm công suất của các hãng thép châu Âu bớt 3 triệu tấn/năm và giúp các doanh nghiệp thép của Việt Nam vơi bớt áp lực cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu đồng thời hỗ trợ giá thép trong tương lai.

Tham khảo thêm: Ngân hàng Nhà nước bơm mạnh tiền, lãi suất hạ nhiệt

Bên cạnh đó, với chính sách cắt giảm khí thải và công suất thép của Trung Quốc, nguồn cung thép được dự báo sẽ giảm dần trong những năm tới. Do đó, VCBS kỳ vọng khi triển vọng nhu cầu thép tích cực trở lại và dự báo giá thép sẽ hồi phục trong nửa cuối 2023 sau khi giảm về mặt bằng giá thấp hơn hiện tại, nguyên nhân đến từ việc các chính sách kích thích cần thời gian để thể hiện rõ tác động giúp vực dậy nhu cầu đang rất yếu của thị trường Trung Quốc.

Nguồn: cafef

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button