Fed cần ‘một trận đánh lớn’
Trong phần lớn mùa hè, nhà đầu tư không ngừng nuôi hy vọng. Lạm phát dường như đang bị suy yếu trong khi kinh tế Mỹ vẫn phát đi những tín hiệu tích cực. Có lẽ, lạm phát cao nhất hơn bốn thập kỷ đã nhanh chóng bị “đánh bại” với việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không cần nâng lãi suất quá cao, gây tổn hại tới nền kinh tế.
Trong phần lớn mùa hè, nhà đầu tư không ngừng nuôi hy vọng. Lạm phát dường như đang bị suy yếu trong khi kinh tế Mỹ vẫn phát đi những tín hiệu tích cực. Có lẽ, lạm phát cao nhất hơn bốn thập kỷ đã nhanh chóng bị “đánh bại” với việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không cần nâng lãi suất quá cao, gây tổn hại tới nền kinh tế.
Nhưng giờ đây, “giấc mơ” đó đã tan biến. Dữ liệu công bố trong ngày 13/9 cho thấy tốc độ tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ tại nền kinh tế số một thế giới vẫn tương đối khó lường. Thị trường chứng khoán ngay lập tức có phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng hơn hai năm trong khi lợi suất trái phiếu tăng vọt. Suy cho cùng, nước Mỹ vẫn chưa thoát khỏi “cơn đau đầu” mang tên lạm phát. Và để giải quyết triệt để vấn đề này, Fed cần phải “một trận đánh lớn”.
Tin tốt là nước Mỹ không phải đối diện với rủi ro một cuộc khủng hoảng năng lượng, hiện đang phủ bóng toàn bộ châu Âu. Trên lục địa già, lạm phát tại một số quốc gia có thể tăng lên ngưỡng hai chữ số một khi Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định dừng nguồn cung khí đốt.
Đáng mừng, nước Mỹ không phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga. Lạm phát tại Mỹ suy giảm xuống ngưỡng 8,3% trong tháng 8 sau khi chạm đỉnh hơn 40 năm 9,1% trong tháng 7 khi giá dầu đang trong xu hướng giảm và giá xăng liên tục đi xuống trong vòng 13 tuần liên tiếp.
Tuy nhiên, nếu loại bỏ đi chi phí năng lượng và thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản vẫn đi lên trong tháng vừa qua, vượt lên trên dự báo của giới chuyên gia. Và khi lạm phát cơ bản liên tục tneo ở ngưỡng cao trong một khoảng thời gian dài, lời giải thích đơn giản nhất chính là: nền kinh tế vẫn đang quá nóng.
Tác động từ những gói hỗ trợ tài khóa khổng lồ, “mồi lửa” châm ngòi cho hiện tượng bùng nổ nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ khi dịch bệnh qua đi, vẫn còn hiện diện ở thời điểm hiện tại. Theo kết quả nghiên cứu của Goldman Sachs, số tiền mà các hộ gia đình tại Mỹ tiết kiệm trong quãng thời gian phỏng tỏa phòng dịch lên tới hơn 2.000 tỷ USD, tương đương với 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của quốc gia này.
Xem thêm: Chứng khoán Mỹ tăng điểm trước thềm phiên họp của Fed
Thị trường lao động nóng là đòn bẩy nhu cầu thị trường. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 8 neo ở ngưỡng 3,7%, tương đối thấp trong nhiều thập kỷ gần đây, khi mỗi người dân có nhu cầu tìm việc nhận tới hai cơ hội việc làm.
Tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng dẫn tới hệ quả tăng trưởng lương thưởng cho người lao động liên tục đi lên, qua đó hỗ trợ chi tiêu tiêu dùng của người dân. Theo một nghiên cứu, thu nhập trung bình của người dân Mỹ tăng khoảng 7% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong ít nhất hai thập kỷ trở lại đây. Tại châu Âu, lạm phát sẽ suy giảm khi cú sốc năng lượng qua đi, nhưng tại Mỹ, lạm phát bắt nguồn từ nhu cầu thị trường và vấn đề này phức tạp hơn nhiều.
Nhiệm vụ của Fed là tăng lãi suất nhằm kéo giảm lạm phát về ngưỡng mục tiêu. Nhưng với thực tế nền kinh tế vẫn “nóng”, cơ quan này còn rất nhiều việc phải làm. Dù quyết liệt siết chặt chính sách tiền tệ hơn các chu kỳ trước đó, Fed dường như vẫn chậm chân hơn trong cuộc chạy đua với đà tăng giá cả.
Thay vì tiếp tục các bước tăng lãi suất chậm chạp, Fed nên có những động thái mạnh mẽ và dứt khoát bằng cách tăng lãi suất trong năm nay lên ngưỡng mục tiêu của cả năm 2023. Dù điều đó có xảy ra hay không, rủi ro Mỹ rơi vào suy thoái vẫn trực chờ. Đà tăng giá có thể được kiểm soát nhờ vào một bước tăng nhỏ tỷ lệ người thất nghiệp là điều chỉ có thể xảy ra trong một thế giới toàn màu hồng. Giai đoạn “tàn khốc” nhất của cuộc chiến chống lạm phát vẫn nằm ở phía trước.
Nguồn: Nguoidonghanh