GDP tăng trưởng cao nhất 10 năm, vì sao VN-Index vẫn giảm sâu?
Tổng cục Thống kê cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tăng 13,67% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung GDP 9 tháng đầu năm tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.
Các chuyên gia đánh giá rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tương quan lớn với các động thái nới lỏng – thắt chặt đồng tiền, hơn là với tăng trưởng GDP thực của nền kinh tế.
Tổng cục Thống kê cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tăng 13,67% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung GDP 9 tháng đầu năm tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.
Bên cạnh đó, lạm phát vẫn duy trì ổn định khi CPI bình quân 9 tháng tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 1,88%.
Bất chấp các con số tăng trưởng vĩ mô tích cực, thị trường chứng khoán Việt Nam lại suy giảm rất mạnh trong tháng 10 nói riêng và năm 2022 nói chung.
Theo đó, chốt phiên giao dịch 14/10, VN-Index đạt 1.061,85 điểm, giảm 5,7% so với cuối tháng 9, và giảm tới 29,85% so với đầu năm, nằm trong top 6 chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất trên thế giới.
Xem thêm: Kịch bản thị trường 17/10 : Áp lực điều chỉnh ??
Về lý thuyết, tăng trưởng GDP của nền kinh tế thực và thị trường chứng khoán có mối tương quan thuận chiều, bởi thế mà thị trường chứng khoán được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế. Khi GDP tăng trưởng dương thì thị trường chứng khoán cũng tăng lên và ngược lại. Dù vậy, đó là về mặt lý thuyết, thực tế cho thấy không chỉ tại Việt Nam, thị trường chứng khoán tại nhiều nền kinh tế phát triển cũng có sự không tương quan nhất định với GDP.
Trao đổi với Nhadautu.vn , TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phân tích, về riêng Việt Nam, tương quan giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế thực là nhỏ hơn so với tương quan với việc nới lỏng – thắt chắt “dòng tiền”. Minh chứng đó là trong 2 năm tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, nền kinh tế Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng và tăng trưởng thấp do đại dịch COVID-19.
Ông Võ Trí Thành nói: “Dù vậy, như đã biết, với quá trình siêu nới lỏng tiền tệ, lãi suất thấp, thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đều tăng mạnh. Sang năm 2022, với ảnh hưởng từ các vấn đề địa chính trị, lạm phát tăng mạnh… thời kỳ tiền rẻ kết thúc khi FED và nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đồng tăng lãi suất, không chỉ Việt Nam, nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới cũng giảm điểm mạnh. Bởi, lãi suất tăng thì các tài sản cổ phiếu, trái phiếu… sẽ phải định giá lại theo hướng bớt hấp dẫn hơn”.
Theo quan điểm từ ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam, GDP 9 tháng của Việt Nam đã tăng trưởng cao nhưng đó là dựa trên nền thấp của năm 2021. Dù là vậy, ông Minh đã đánh giá nền kinh tế Việt Nam vẫn ổn định với tỷ lệ lạm phát thấp do nằm trên chuỗi giá trị (value trend).
“Dù Việt Nam ổn định, nhưng triển vọng bức tranh toàn cầu không tốt. Trong khi, xuất khẩu của chúng ta phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế đang phát triển như Mỹ, EU…. Do đó, khi họ “hắt xì” thì ta cũng bị ảnh hưởng. Tôi nghĩ, cũng vì thế mà nhà đầu tư có tâm lý sợ hãi và bán chứng khoán”, theo ông Minh phân tích.
Tham khảo thêm: Lịch chi trả cổ tức tuần 17/10-21/10/2022: Doanh nghiệp trả bằng tiền cao nhất 25%
Chuyên gia Yuanta Việt Nam cũng nhìn nhận, về việc chỉ số chứng khoán quá phụ thuộc vào nhóm ngân hàng, bất động sản cũng phần nào ảnh hưởng tới đà bán vừa qua trên thị trường chứng khoán. “Thị trường chứng khoán cần có thêm các cổ phiếu vốn hóa lớn ở các nhóm ngành sản xuất, vừa có gia tăng lượng hàng hóa trên thị trường, vừa giảm bớt sức ảnh hưởng của nhóm bất động sản, ngân hàng”, ông Minh chia sẽ.
Đặc biệt, một sô chuyên gia nhấn mạnh sự lệch pha giữa thị trường chứng khoán và tăng trưởng GDP còn đến từ tâm lý đám đông của các nhà đầu tư. Dẫn giải số liệu, ông Minh còn cho biết các nhà đầu cá nhân đang chiếm đến 90% cơ cấu thị trường, khối ngoại chỉ chiếm 7%.
Ông Minh nói rằng: “Các nhà đầu tư nhỏ lẻ rất mẫn cảm với những thông tin tiêu cực. Có thể thấy loạt thông tin trong năm nay về khởi tố các lãnh đạo cấp cao tại Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh Group, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát… đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý thị trường. Thêm vào đó, với việc lãi suất huy động đồng loạt tăng mạnh, các nhà đầu tư càng động lực để rút tiền khỏi tài khoản chứng khoán và gửi tiết kiệm ngân hàng”.
Đồng tình quan điểm này, TS Võ Trí Thành nhận xét: ”Với ảnh hưởng từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp kém, khi hứng khởi nhất trong năm 2021 thì VN-Index tăng mạnh nhất thế giới, đến năm 2022 thì chỉ số chính lại nằm trong top giảm mạnh nhất. Do đó, cần chú trọng vấn đề nâng cao hiểu biết đào tạo kiến tài thức chính cho nhà đầu tư”.
Ông Thành nhìn nhận dù đang có sự lệch pha, nhưng về lâu dài, nền tảng để phát triển của thị trường tài chính vẫn phải gắn liền với nền kinh tế thực.
Nguồn: cafef