Chỉ số MFI trong chứng khoán – Phương pháp sử dụng chỉ số MFI hiệu quả
Chỉ số MFI trong chứng khoán hiện nay chính là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến giúp cho nhà đầu tư phân tích chứng khoán dựa vào khối lượng giao dịch. Việc sử dụng những chỉ báo trong phương pháp phân tích kỹ thuật về thị trường luôn có sự biến động là một điều cần thiết.
Chỉ số MFI trong chứng khoán hiện nay chính là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến giúp cho nhà đầu tư phân tích chứng khoán dựa vào khối lượng giao dịch. Việc sử dụng những chỉ báo trong phương pháp phân tích kỹ thuật về thị trường luôn có sự biến động là một điều cần thiết. Một trong những lý do của sự phổ biến rộng rãi từ chỉ số MFI đó chính là MFI và RSI đó là 2 chỉ báo khá tương đồng nhau, tuy thế MFI lại đem đến độ chính xác cao hơn vì do sử dụng khối lượng giao dịch. Hãy cùng Phân Tích Chứng Khoán tìm hiểu sâu hơn về chỉ số MFI trong chứng khoán, ý nghĩa cũng như cách tính chỉ số này và đặc biệt là cách giao dịch chứng khoán với chỉ báo dòng tiền MFI qua bài viết dưới đây nhé!
MFI trong chứng khoán là gì?
Chỉ số MFI (viết tắt của Money Flow Index) hay còn được gọi là chỉ báo dòng tiền, được sử dụng trong phương pháp phân tích kỹ thuật, với ý nghĩa là phản ánh sức mạnh về dòng tiền của một cổ phiếu xem xét trong một khoảng thời gian (có thể theo ngày, theo tuần, hoặc theo tháng,…), thông thường sẽ là 14 giai đoạn tính toán.
Nguồn gốc ra đời của chỉ báo MFI đó là từ Gene Quong và Avrum Soudark, thông qua việc họ phát triển khái niệm chỉ báo MFI từ nền tảng đó là chỉ báo RSI.
Với công cụ là chỉ số dòng tiền MFI có thang điểm từ 0 cho đến 100, nhà đầu tư có thể biết được mức độ hấp dẫn của một cổ phiếu đang cao hay thấp.
Bên cạnh đó, chỉ số chỉ số MFI chứng khoán còn chỉ ra hiện tượng phân kỳ của chỉ số và sự biến động giá cổ phiếu. Khi cùng lúc, giá cổ phiếu có xu hướng đi lên cao và chỉ số MFI chuyển động đi xuống thấp (hoặc là ngược lại) thì rất có khả năng xu hướng đảo chiều sẽ có thể diễn ra.
Tóm lại, chỉ báo MFI cung cấp cho nhà đầu tư 3 tín hiệu chính để giao dịch đó là: tín hiệu quá mua hoặc quá bán, xác định xu hướng giá cũng như tìm kiếm hiện tượng phân kỳ/ hội tụ của giá. Tuy nhiên, khả năng xác định xu hướng của chỉ báo MFI lại không được các nhà đầu tư chuyên nghiệp đánh giá cao, do vậy tín hiệu này của chỉ báo MFI không được ưa chuộng.
Xem thêm: Nhận định VN-Index tuần 26/09-30/09/2022 : Vùng hỗ trợ 1,170 -1,200 điểm giữ vững ?
Cách tính chỉ số MFI
Chỉ số MFI được xác định theo công thức tổng quát như sau:
MFI = 100 – 100/(1 + MR)
Trong đó:
– MR chính là Money Flow Ratio – Tỷ lệ dòng tiền. MR = Dòng tiền dương (14 giai đoạn)/Dòng tiền âm (14 giai đoạn)
- Dòng tiền dương chính là tổng của giá điển hình mà có mức giá cao hơn so với giai đoạn trước đó.
- Dòng tiền âm chính là tổng của giá điển hình mà có mức giá thấp hơn so với giai đoạn trước.
- Nếu như mà mức giá không đổi so với giai đoạn trước thì sẽ được lược bỏ.
– Giá điển hình (hay còn được gọi là TP – Typical Price) = (Giá cao + Giá thấp + Giá đóng cửa)/3
– Dòng tiền (hay còn gọi là MF – Money Flow) = Giá điển hình * Khối lượng giao dịch trong giai đoạn tính toán.
Từ công thức ta có thể thấy, chỉ số MFI và chỉ số RSI có nét tương đồng. Điểm khác biệt dễ thấy nhất đó chính là chỉ số RSI sử dụng giá của cổ phiếu nhằm để làm đơn vị tính toán chính, còn chỉ số MFI trong chứng khoán lại sử dụng khối lượng giao dịch để tính toán.
Ý nghĩa chỉ số MFI
Để nắm rõ được chỉ số MFI trong chứng khoán chúng ta cần tìm hiểu thêm về ý nghĩa của chỉ số này như thế nào. Dưới đây là các đặc điểm cũng như ý nghĩa của chỉ số này đối với hoạt động giao dịch đầu tư chứng khoán của các trader.
- Khi mà đường MFI di chuyển gần về phía mức 0 thì có nghĩa là bên bán đang chiếm ưu thế hơn đồng thời áp lực bán cao hơn.
- Còn khi đường MFI di chuyển gần về phía mức 100 thì có nghĩa là bên mua đang chiếm ưu thế hơn đồng thời số ngày tăng giá nhiều hơn so với giảm giá.
- Khi mà giá trị của chỉ số MFI bằng 0 hoặc bằng 100 thì có nghĩa là thị trường đang trong tình trạng quá mua hoặc quá bán và rất có khả năng là sẽ có xu hướng đảo chiều. Tuy nhiên, điều này thì rất hiếm khi xảy ra. Và 20, 80 chính là 2 mức mà nhà đầu tư thường lựa chọn để mà xác định được trạng thái quá mua và quá bán.
Tham khảo thêm: Đầu tư trung hạn là bao lâu? Có nên đầu tư chứng khoán trung hạn hay không?
Cách sử dụng chỉ số MFI
Sau khi đã hoàn thành việc tính toán giá trị MFI, lúc này đường MFI sẽ được hiển thị trên biểu đồ của chỉ báo này. Với 3 tín hiệu chính mà chỉ số MFI đã cung cấp cho nhà đầu tư, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem phương pháp sử dụng chỉ số MFI như thế nào để mà có thể phân tích được những tín hiệu đó nhé.
Dùng chỉ số MFI để xác định xu hướng giá
Nhà đầu tư cần phải cài đặt thêm các đường MFI mức 45, 50 hoặc 55 để có thể sử dụng phương pháp này. Xác định xu hướng giá được thực hiện như sau:
- Khi mà đường MFI nằm trên đường 50, giá có xu hướng tăng.
- Khi đường MFI nằm dưới đường 50, thì giá có xu hướng giảm.
Khi sử dụng các đường 45 hoặc là 55 thì cách thức và kết quả tương tự như đường 50. Dù vậy, đây vẫn là tín hiệu khá yếu, nên để mà xác định được chính xác xu hướng giá thì nhà đầu tư cần sử dụng kết hợp thêm các chỉ báo hoặc công cụ kỹ thuật khác như là: Đường trung bình động MA, cùng chỉ báo ADX, và Parabolic SAR nhằm mục đích mang lại kết quả đầu tư hiệu quả hơn.
Dùng chỉ số MFI để mà xác định vùng quá mua hay vùng quá bán
- Dấu hiệu quá mua là khi chỉ số MFI tăng dần và vượt mức 80, khi đó rất có khả năng thị trường sẽ có xu hướng đảo chiều giảm giá. Đây là thời điểm hợp lý để nhà đầu tư vào lệnh bán ra.
- Dấu hiệu quá bán là khi chỉ số MFI giảm dần và vượt mức 20, khi đó rất có khả năng thị trường sẽ có xu hướng đảo chiều tăng giá. Đây là thời điểm hợp lý để nhà đầu tư vào lệnh mua vào.
Chiến lược giao dịch với vùng quá mua, quá bán
- Khi đường MFI chuyển động từ vùng quá bán sau đó cắt đường 20 theo chiều từ dưới lên trên, nhà đầu tư có thể vào lệnh ngay khi đường MFI vừa cắt đường 20, hoặc nhà đầu tư có thể chờ đợi sự xác nhận của biểu đồ nến tăng trên đồ thị giá.
- Khi đường MFI chuyển động từ vùng quá mua sau đó cắt đường 80 theo chiều từ trên xuống dưới, nhà đầu tư có thể vào lệnh ngay khi đường MFI vừa cắt đường 80, hoặc nhà đầu tư có thể chờ đợi sự xác nhận của biểu đồ nến giảm trên đồ thị giá.
Dùng chỉ số MFI để tìm tín hiệu phân kỳ và hội tụ
- Sự phân kỳ đó là khi đường giá tạo đỉnh sau cao hơn so với đỉnh trước đồng thời đường MFI tạo đỉnh sau thấp hơn so với đỉnh trước. Khi giá thiết lập đỉnh sau cao hơn, thì chứng tỏ thị trường đang trong xu hướng tăng giá, nhưng MFI đã thiết lập đỉnh sau thấp hơn, đồng nghĩa với việc xu hướng tăng giá không còn mạnh nữa và rất có khả năng sẽ xảy ra đảo chiều giảm.
- Sự hội tụ là khi đường giá tạo đáy sau thấp hơn so với đáy trước đó đồng thời đường MFI tạo đáy sau cao hơn so với đáy trước. Điều này cũng chứng tỏ xu hướng giảm đã suy yếu và rất có khả năng sẽ xảy ra đảo chiều tăng.
Mặc dù tín hiệu phân kỳ và hội tụ giúp cho nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng tăng hay giảm của cổ phiếu, nhưng nó lại không thể xác định một cách chính xác điểm vào lệnh hợp lý. Chính vì thế, nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng thêm mô hình giá, mô hình nến Nhật hoặc các chỉ báo kỹ thuật khác để việc lựa chọn điểm mua/bán tối ưu và hiệu quả nhất.
Những hạn chế của chỉ số MFI trong chứng khoán
- Chỉ báo MFI cũng có thể sẽ cung cấp những tín hiệu không đúng, cụ thể như là khi tín hiệu cho chúng ta thấy một cơ hội đầu tư tiềm năng, nhưng đột nhiên giá thì lại không chuyển động như dự đoán, khiến nhà đầu tư thua lỗ.
- Không phải toàn bộ tín hiệu phân kỳ đều dẫn tới một xu hướng đảo chiều của giá.
- Chỉ số dòng tiền MFI cũng có thể sẽ không đưa ra cảnh báo cho nhà đầu tư về một sự kiện quan trọng sắp được diễn ra.
Lời khuyên dành cho các nhà đầu tư đó là cần nên kết hợp sử dụng một số các chỉ báo và công cụ kỹ thuật khác nhằm đem lại hiệu quả cao cho việc phân tích đồng thời cũng giúp giảm thiểu rủi ro vì chỉ dựa vào duy nhất một chỉ báo.
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất đến các nhà đầu tư về chỉ số MFI trong chứng khoán. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho các nhà đầu tư nhiều kiến thức hữu ích, về khái niệm chỉ số MFI là gì, cũng như ý nghĩa, và cách tính chỉ số FMI đặc biệt là nắm được cách sử dụng chỉ số này trong phân tích kỹ thuật sao cho hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với Phân Tích Chứng Khoán nếu như bạn có thắc mắc hoặc là nhu cầu về tư vấn đầu tư. Chúc các nhà đầu tư luôn luôn tỉnh táo, sáng suốt với những lựa chọn của mình.
Nguồn: takeprofit