CỔ TỨCDOANH NGHIỆP

Thủy sản IDI lần đầu tiên trả cổ tức sau 3 năm, tỷ lệ 15% bằng tiền!

Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HoSE: IDI) đã thông báo 26/9 là ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt.

Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia – IDI (HoSE: IDI) đã thông báo 26/9 là ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt.

Giao dịch không hưởng quyền vào ngày 23/9 và dự kiến thanh toán vào ngày 10/10. Tỷ lệ chi trả đạt 15% (1 cổ phiếu nhận 1.500 đồng). Với khoảng 228 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp thủy sản cần chi số tiền hơn 341 tỷ đồng để thực hiện.

Đáng chú ý khi đây chính là lần đầu tiên IDI chia cổ tức trở lại kể từ sau đợt trả cổ tức vào năm 2018 (chốt danh sách vào cuối 2019).

Lịch sử chia cổ tức các năm trở lại đây của IDI. Nguồn: Bạch Khôi tổng hợp.

Kết quả kinh doanh đi lên là điều kiện giúp IDI thực hiện việc chia cổ tức. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đã bắt đầu cải thiện từ quý IV/2021 và bùng nổ trong nửa đầu 2022. Doanh thu thuần đạt 4.258 tỷ đồng, tăng 33%; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 427 tỷ đồng, gấp 10 lần so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2021. Nếu so kết quả cả 2 năm 2020 và 2021 cộng lại, con số lợi nhuận này cao hơn 83%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính tới thời điểm cuối quý II đạt trên 903 tỷ đồng.

Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: Bạch Khôi tổng hợp.

Năm nay, IDI đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 900 tỷ đồng, tăng 559% (gấp 6,6 lần) kết quả 2021. Công ty đã thực hiện được phân nửa kế hoạch đã đề ra sau 6 tháng. Theo Chứng khoán Mirae Asset, chỉ tiêu tăng trưởng ấn tượng nhờ vào nhu cầu cao của thị trường thế giới trong bối cảnh hậu Covid-19 và chiến tranh Nga – Ukraine dẫn đến nguồn cung cá thịt trắng đến Mỹ, châu Âu bị thiếu hụt.

Vào cuối tháng 6, giá cá tra xuất khẩu trung bình của Việt Nam giảm nhẹ xuống 2,93 USD/kg sau khi đạt đỉnh điểm 3,03 USD/kg trong tháng trước đó. Tuy thế, theo các chuyên gia, giá cá tra xuất khẩu có thể sẽ sớm tăng trở lại vì thực tế sản lượng cả nước năm vào 2022 chỉ tăng dưới 10% so với cùng kỳ trong khi đó lượng xuất khẩu 6 tháng tăng vượt 25% so với cùng kỳ. Dự tính là 6 tháng cuối năm sẽ thiếu hụt nguồn cá nguyên liệu do sức cầu vẫn lớn và các hộ nuôi cá không cải thiện tăng diện tích nuôi do thận trọng.

Hiện tại vùng nuôi cá tra liên kết của IDI có tổng điện tích 350 ha tại Đồng Tháp. Vùng nuôi liên kết rộng lớn này giúp đảm bảo 85% – 90% tổng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho 2 nhà máy chế biến (tổng công suất là 450 tấn cá/ngày). IDI còn đang chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy chế biến số 3, nâng tổng công suất chế biến từ 450 tấn nguyên liệu/ngày lên 900 tấn/ngày để đón đầu nhu cầu cao năm 2023 và nhằm đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn 2023 – 2025.

Xem thêm: Chứng khoán ASEAN trở thành nơi trú ẩn trong cơn biến động thị trường tài chính trên toàn cầu

Tốc độ tăng trưởng doanh thu cao liên tục trong nhiều năm bị gián đoạn do bởi Covid-19. Bên cạnh doanh thu lớn nhất đến từ xuất khẩu cá tra (chiếm 41% doanh thu hợp nhất của IDI năm 2021), thì công ty còn có hai mảng doanh thu khác là phụ phẩm cá tra (bột cá, mỡ cá) chiếm 39% và thức ăn chăn nuôi chiếm 20%. Bột cá thì được sử dụng trong chăn nuôi gia súc còn mỡ cá được tinh luyện để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Riêng về thức ăn chăn nuôi (thủy sản) là sản phẩm thương mại được IDI nhập từ doanh nghiệp trong cùng tập đoàn nhằm để cung cấp cho các hộ nuôi cá tra trong vùng nguyên liệu liên kết của công ty. Năm 2021, IDI kinh doanh 77.000 tấn thức ăn chăn nuôi, thu về 1.011 tỷ đồng với biên lợi nhuận gộp 10.5%.

IDI đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 900 tỷ đồng trong năm 2022

Năm 2021, công ty xuất khẩu tổng cộng 47.291 tấn các sản phẩm cá tra đông lạnh đi 41 quốc gia trên thế giới, trong đó các quốc gia châu Á và châu Mỹ là các khách hàng lớn nhất chiếm lần lượt 61% và 28% tổng giá trị. Trung Quốc là thị trường lớn nhất với 44,5% tổng giá trị. Tuy nhiên cơ cấu thị trường của IDI cũng đã có sự thay đổi lớn trong năm 2022 do ảnh hưởng từ chiến tranh Nga – Ukraina và chính sách Zero-Covid của Trung Quốc.

Theo thông tin của doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu đi thị trường châu Mỹ của IDI đã tăng lên mức gần 40% trong 5 tháng đầu năm 2022 và doanh thu từ thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm 15% tổng kim ngạch. Nguyên nhân của việc sản lượng xuất khẩu đi Trung Quốc sụt giảm là do chính sách Zero-Covid của nước này liên tục áp các lệnh cấm lên hàng thủy sản Việt Nam sau khi một số nhỏ sản phẩm dương tính với SARS–Covid-2 trên bao bì. Chính sách này kéo dài từ năm 2021 và lệnh cấm gần nhất có hiệu lực trong 7 ngày và mới được thu hồi ngày 21/7/2022. Mirae Asset nhận định việc chuyển dịch tỷ trọng thị trường này giúp biên lợi nhuận của IDI tăng lên do thị trường châu Mỹ và châu Âu thường có giá bán tốt hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc

Nguồn: nguoidonghanh

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button